Học tập đạo đức HCM

Bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả trong ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống

Thứ hai - 22/06/2020 03:27
Nhằm hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống, từ năm 2018-2020, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Quảng Ngãi đã nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình thực nghiệm ương thử nghiệm cá dìa trong ao và trong lồng thuộc đề tài “Điều tra, đánh giá nguồn lợi cá dìa Siganus guttatus (Bloch,1787) và xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
 
Mô hình thực nghiệm ương cá dìa trong ao tại Quảng Ngãi

Trên cơ sở khoa học rút ra từ thực tiễn, chúng tôi xin hướng dẫn một số kinh nghiệm trong kỹ thuật ương cá dìa từ cỡ hạt dưa (1-1,5 cm/con) đến cá giống (≥5 cm/con) để góp phần mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho người sản xuất

1. Chọn vị trí để ương cá

Đây là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành công trong quá trình ương giống. Vị trí chọn để ương cá dìa nằm tại các khu vực cửa sông hoặc các đầm nước mặn nơi nguồn nước không bị ô nhiễm; thảm thực vật phong phú; nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào và các yếu tố kỹ thuật đảm bảo như: pH: 7,5 – 8,5; độ mặn: 15 – 30‰; độ kiềm: 100 – 140 mg CaCO3/l; DO > 4 mgO2/l; NO2-, NH3 < 0,1 mg/l để cá con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ương trong lồng thì phải chọn nơi kín gió; có dòng chảy nhẹ lưu tốc trung bình 0,3-0,5 m/s;

2. Chuẩn bị ao, lồng

a. Đối với ương trong ao

Diện tích ao ương tốt nhất từ: 500 - 1.000m2; Chiều sâu ao sâu ương từ 1 - 1,5m; đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống. Ao ương phải được tẩy dọn sạch sẽ, diệt trừ địch hại, có lưới chắn ở cống để khi lấy nước ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ vào trong ăn cá con.

Cá được ương trực tiếp trong giai. Giai ương làm bằng lưới cước hoặc sợi PE; kích cỡ mắc lưới thường xuyên thay đổi tùy theo kích cỡ của cá; giai ương cá được treo dọc bờ ao (cách bờ 3-5 m) và được cột chặt vào 4 cọc tre cắm sẵn trong ao.

b. Đối với ương trong lồng:

Kích thước lồng ương: 2m x 2m x2m (dài x rộng x sâu); hoặc có thể thiết kế với kích cỡ khác tùy thuộc vào nhu cầu ương con giống trên nguyên tắc lồng ương thiết kế phải nhỏ hơn lồng nuôi để dễ quản lý, chăm sóc. Kích cỡ mắc lưới lồng thường xuyên thay đổi tùy theo kích cỡ của cá.

3. Thả cá

Thả cá dìa con để ương nên thả vào buổi sáng sớm thì tốt hơn

Kích cỡ cá thả ương: Cỡ hạt dưa chiều dài: 1-1,5 cm/con (≈ 0,1-0,15g/con).       

Mật độ ban đầu thả trong giai ương: 300-500 con/m2

Mật độ ương trong lồng: 1.000-1200 con/m3

      Lưu ý: Sau khi thả vài tuần có thể san thưa dần để cá có điều kiện phát triển.

4. Chăm sóc và quản lý

a. Cho ăn

Cá dìa cỡ 1-1,5 cm/con ương đến cỡ 3cm/con cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có độ đạm trên trên 35-45% kết hợp với thức ăn cao cấp lansy, tảo khô,... Tỷ lệ cho ăn 8-15% trọng lượng thân. Mỗi ngày cho ăn 3 lần: 7 giờ , 11 giờ, 17 giờ.

Thức ăn được bỏ vào sàng cho ăn để dễ kiểm tra lượng ăn hàng ngày. Sàng cho cá ăn được treo ở nơi sạch sẽ. Kiểm tra thức ăn trên sàng để điều chỉnh một cách hợp lý tránh để thức ăn tan rã, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm.

Để tăng cường sức đề kháng cho cá con, thường xuyên bổ sung các vitamin, khoáng chất vào trong thức ăn liều lượng 4-5g/kg thức ăn, men tiêu hóa có liều lượng 3g/kg thức ăn.

b. Quản lý môi trường nước

Đối với ương trong ao: Cần hạn chế thay nước, khi thấy nước bẩn nên thay 30% nước để kích thích hoạt động bắt mồi của cá. Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong ao để duy trì trong khoảng thích hợp. Giữ cho màu nước luôn có màu xanh ổn định.

Đối với ương cá dìa trong lồng: Cần thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để đánh giá vùng nuôi có thuận lợi hay không, khi các yếu tố môi trường thay đổi không ổn định cần thiết phải di chuyển lồng đến vị trí khác cho phù hợp hơn.

5. Thu hoạch và vận chuyển

Sau 3 tháng ương trong ao, cá đạt kích cỡ ≥5 cm/con, lúc này thì cá đã đảm bảo điều kiện để nuôi thương phẩm thì thu hoạch để chuyển ra ao nuôi.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ đề tài thực nghiệm “Ương cá dìa từ cỡ hạt dưa lên cá giống” để đạt hiệu quả cao:

Ương cá dìa thường tỉ lệ sống sau khi ương thường đạt ở mức rất thấp dưới 50%. Để giữ tỉ lệ sống đạt ở mức cao cần phải chấp hành tốt các vấn đề sau:

- Trong suốt quá trình ương, môi trường phải ổn định và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Luôn tạo không gian yên tĩnh, tránh gây tiếng động mạnh làm cho cá hoảng loạn. Thường xuyên cho cá ăn rong biển để cung cấp dinh dưỡng cho cá giúp cá luôn khỏe mạnh, hạn chế hao hụt trong quá trình ương; rong biển cũng vừa là nơi ẩn nấp tốt nhất cho cá để tránh địch hại.

- Lưới dùng để che chắn phải mềm mại phòng gây vết trầy sước cho cá. Nên dùng loại lưới không có mắc gút thì tốt hơn. Khác với các đối tượng thủy sản khác, đối với nuôi cá dìa thì không nhất thiết phải vệ sinh rong rêu bám vào lưới vì rong rêu vừa là nguồn thức ăn của cá vừa giúp cá tránh sây sát ở vùng miệng.

Nguyễn Ngọc Tài - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn tin: 
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập469
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại219,162
  • Tổng lượt truy cập90,282,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây