Học tập đạo đức HCM

Bến Tre: Xây dựng mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ hai - 21/06/2021 09:37
Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH), tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng đến cây trồng. Thực hiện theo phương châm “thuận thiên” để phát triển kinh tế, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã lựa chọn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế; trong đó, chăn nuôi bò, dê được người dân đẩy mạnh vì có nhiều lợi thế để thích ứng.

Chăn nuôi mang lại thu nhập ổn định trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Sau 5 năm chuyển đổi một phần đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng cỏ nuôi bò, ông Trần Văn Tâm (xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri) đã an tâm với việc lựa chọn chuyển đổi chăn nuôi để phát triển kinh tế của gia đình. Ông Tâm cho biết, sau đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, nhận thấy thời gian tới ảnh hưởng BĐKH sẽ ngày càng khốc liệt hơn, ông mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi để có hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Trước đây, với 7.000m2 đất lúa của gia đình, mỗi năm làm được 3 vụ. Khi đó, thu nhập của gia đình ông Tâm tạm ổn, nhưng thời gian sau tình trạng nước mặn xâm nhập ngày càng kéo dài, độ mặn càng tăng thêm, thu nhập từ cây lúa không được ổn định. Từ đó, ông Tâm quyết định mua thêm 2 con bò cái sinh sản về nuôi để kiếm thêm thu nhập. “Lúc đầu cắt cỏ quanh bờ ruộng, tận dụng nguồn rơm từ trồng lúa, sau đó tôi chuyển đổi 3.000m2 đất trồng lúa kém hiệu quả lên liếp trồng cỏ nuôi bò. Đến nay, đàn bò của gia đình lên 7 bò nái sinh sản. Nguồn thu nhập từ đàn bò mỗi năm hơn 100 triệu đồng, gấp từ 3 - 4 lần thu nhập trồng lúa trong 1 năm”, ông Tâm chia sẻ.

Ông Tâm nhận định, nếu chỉ sản xuất lúa, không mạnh dạn chuyển đổi thì giờ đây kinh tế gia đình sẽ bấp bênh, vì mỗi năm chỉ làm 1 hoặc 2 vụ lúa, chưa kể nước mặn ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, con bò thích ứng với điều kiện BĐKH hiện nay, do khả năng chịu mặn tốt, nguồn thức ăn phong phú nên được nhiều gia đình lựa chọn nuôi để phát triển kinh tế.

Ra ở riêng với 2.000m2 đất sản xuất do ba mẹ cho, gia đình anh Nguyễn Văn Phúc (xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri) thiếu trước hụt sau do nguồn thu nhập không ổn định. Anh Phúc cho biết, trước đây đất chỉ trồng lúa nhưng diện tích nhỏ, thu nhập không bao nhiêu, hàng ngày vợ chồng anh Phúc đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập.

Nhận thấy nuôi dê thuận lợi, nguồn thức ăn dễ tìm, anh Phúc đầu tư nuôi 2 dê nái sinh sản. Sau 3 năm, đàn dê phát triển, anh mạnh dạn chuyển đổi 2.000m2 trồng cỏ nuôi dê và nuôi thêm 2 con bò sinh sản. Hiện nay, thu nhập từ đàn dê, đàn bò ổn định hơn so với trồng lúa trước đây.

Anh Phúc tâm sự, ảnh hưởng từ hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay làm cho cây trồng phát triển không thuận lợi. Riêng chăn nuôi bò, dê có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, chuyển đổi đất trồng cây tạp sang trồng cỏ nuôi bò, dê mang lại hiệu quả cao hơn, cho thu nhập ổn định hơn. Trước đây 2.000m2 nếu trồng lúa mỗi năm thu chỉ 15 - 20 triệu đồng, nhưng chuyển sang trồng cỏ nuôi bò, dê cho thu nhập cao hơn từ 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Theo ông Trần Quang Thái - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, trong điều kiện ảnh hưởng của BĐKH hiện nay, con bò, con dê có khả năng chống chịu tốt với hạn hán, xâm nhập mặn, dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao. Do vậy, các vật nuôi trên được người dân lựa chọn để phát triển kinh tế.

Thời gian tới, ngành chức năng tỉnh tập trung hỗ trợ người dân tham gia các tổ liên kết, hợp tác xã trong chăn nuôi để tạo đầu ra ổn định. Tỉnh xây dựng thương hiệu “Bò Ba Tri” ngày càng lớn mạnh, đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngoài ra, tỉnh đang tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi chủ lực, hỗ trợ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ được chứng nhận theo quy định; hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ổn định, bền vững...

Tỉnh hiện có đàn bò hơn 227 ngàn con, đàn dê hơn 185 ngàn con, chủ yếu là chăn nuôi theo quy mô nông hộ. Nhiều mô hình chăn nuôi bò, dê góp phần xóa đói, giảm nghèo trong các hộ dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình tại các địa phương.

https://www.mard.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay39,373
  • Tháng hiện tại698,700
  • Tổng lượt truy cập93,076,364
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây