Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Tĩnh tập trung chăm sóc, phục hồi cây lúa phát triển sau ngập úng

Thứ hai - 21/06/2021 04:41
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, đợt mưa lớn xảy ra từ ngày 11 -13/6 vừa qua đã làm ngập úng khoảng 15.400 ha diện tích hoa màu và lúa hè thu mới gieo của bà con trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, ngành chuyên môn cũng như chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo người dân bám đồng ruộng để duy trì sản xuất. Đây là thời điểm quan trọng trong chăm sóc lúa hè thu nên những ngày này, bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc, phục hồi kịp thời để cây lúa đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Ghi nhận tại huyện Cẩm Xuyên – là một trong những địa phương hoàn thành gieo cấy lúa hè thu khá sớm nên đến thời điểm này cây lúa đã phát triển tốt và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Vì vậy, sau khi tiêu úng cho ruộng lúa, huyện Cẩm Xuyên tập trung chỉ đạo người dân ra đồng chăm sóc lúa hè thu.

Trên cánh đồng xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, không khí những ngày này nhộn nhịp hẳn. Hầu hết, bà con đều tập trung ra đồng từ sáng sớm để chăm sóc lúa. Vừa nhanh tay tỉa dặm lúa, chị Nguyễn Thị Hiền (thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành) vừa cho biết: “Đây là thời gian nước rút, cần tiến hành tỉa dặm nhanh để đảm bảo mật độ phân bổ, giúp lúa đẻ nhánh và phát triển".

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT Cẩm Xuyên, đợt mưa lớn vừa qua, có khoảng 1.000 ha diện tích lúa hè thu mới gieo cấy bị ngập úng, tập trung nhiều ở các xã: Cẩm Duệ, Cẩm Lộc, Yên Hoà. Nhờ kịp thời triển khai các giải pháp, vận hành hệ thống các cống tiêu, sử dụng các máy bơm dã chiến,... nên nước đã rút nhanh. Đến thời điểm này, huyện Cẩm Xuyên đã tiến hành tỉa dặm đạt trên 60% diện tích. Dự kiến trong tuần này, bà con nông dân sẽ sẽ hoàn thành tỉa dặm và bón thúc cho cây lúa để đảm bảo lịch chăm sóc thời vụ.

 

Còn tại huyện Kỳ Anh, là địa phương bị ảnh hưởng khá nặng nề sau đợt mưa lớn nên nhiều diện tích lúa bị ngập khá sâu. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, mưa lớn đã làm 1.828 ha lúa ngập úng, trong đó diện tích bị ngập úng trên 1m là 533 ha. Những đia phương có diện tích lúa bị ngập úng nặng như: Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Thọ,... và nguy cơ nhiều diện tích không thể phục hồi do nước ngập quá sâu.

ông Nguyễn Thanh Hải –Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết: “Trước tình hình  nhiều diện tíc lúa bị ngập úng, huyện Kỳ Anh đã chỉ đạo các địa phương huy động mọi phương tiện, máy móc để kịp thời tiêu úng, tuyệt đối không để cây lúa bị ngập lâu, vì nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa, thậm chí gây thối và chết lúa. Đối với những diện tích không có khả năng phục hồi cần chuẩn bị chuẩn bị sẵn sàng các loại giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày thay thế để khi nước rút có thể gieo ngay, đồng thời với đó, huyện đã hỗ trợ các địa phương liên hệ nguồn giống đảm bảo để kịp thời bổ cứu sản xuất cho bà con”.

 

1 106

Bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương ra đồng chăm sóc, tỉa dặm để cây lúa đảm bảo phát triển tốt

Không chỉ huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, mà thời gian này, bà con nông dân trong tỉnh đều phải gác lại mọi công việc để tập trung ra đồng tỉa giặm và chuẩn bị bón thúc cho cây lúa phát triển tốt bởi đây là thời điểm quan trọng trong quá trình chăm sóc lúa hè thu.

Ngay sau khi nước rút, công tác chăm sóc lúa vụ hè thu đang được bà con nông dân triển khai với nhiều giải pháp bổ cứu sản xuất nhằm phục hồi lại các diện tích lúa bị ngập úng do mưa lớn xảy ra. Tuy nhiên, qua kiểm tra, tại một số địa phương, bà con nông dân vẫn chưa thực sự nắm rõ các biện pháp kỹ thuật để cứu lúa theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Vì vậy, ngành Nông nghiệp đã có những chỉ đạo đến tận các đơn vị chuyên môn cũng như chính quyền địa phương, cần bám sát đồng ruộng, kịp thời bổ cứu các giải pháp để nông dân thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo cho cây lúa phát triển.

Trước hết, các địa phương cần tập trung kiểm tra, rà soát hệ thống tiêu úng, khẩn trương nạo vét, khơi thông dòng chảy để tránh ngập úng cục bộ; vận hành, điều tiết các công tiêu hợp lý, sử dụng hệ thống máy bơm để thoát nước nhanh nhất, hạn chế tối đa thiệt hại do ngập úng. Tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc, phục hồi để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo theo quy trình kỹ thuật.

Theo hướng dẫn của ngành chuyên môn,  đối với những diện tích bị ngập từ 2-3 ngày, đôn đốc bà con ra đồng chăm sóc, dặm tỉa để đảm bảo mật độ đồng đều; Tiến hành kiểm tra, nếu bộ rễ vẫn trắng, chưa bị thối (có thể thân mềm) thì không rút cạn nước, duy trì mực nước 1-3 cm, sau 3-5 ngày cây lúa sẽ hồi phục, nên phun các loại phân bón lá để lúa phục hồi nhanh, tuyệt đối không bón đạm hay phân hỗn hợp NPK ngay sau khi nước rút.  Sau 5-7 ngày, khi cây lúa ra thêm được lá non, kiểm tra thấy đã ra rễ mới màu trắng, thì tiến hành bón thúc (2 kg đạm urea + 3 kg kali/sào), kết hợp làm cỏ sục bùn vùi phân sâu vào đất, tăng oxy cho lớp đất mặt, giúp rễ lúa sinh trưởng nhanh.

“Đối với những diện tích ngập nước kéo dài, không có khả năng phục hồi, các địa phương cần kiểm tra, rà soát chính xác diện tích lúa bị thiệt hại, khảo sát lượng giống trong nhân dân và nhu cầu giống để liên hệ các đơn vị cung ứng kịp thời. Trong trường hợp phải gieo cấy lại, cần phải sử dụng các bộ giống ngắn ngày như: HN6, BT09, PC6, Xuân mai 12, TH3-3, TH3-5, lai thơm 6 và phải hoàn thành trước ngày 20/6. Đồng thời, bà con cần thực hiện tỉa dặm, bón thúc đẻ nhánh đối với những diện tích đã “thoát” ngập để đảm bảo quá trình sinh trưởng cho lúa”, ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh cho biết.

Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay31,168
  • Tháng hiện tại69,601
  • Tổng lượt truy cập88,747,935
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây