Học tập đạo đức HCM

Chống phá rừng bằng thức ăn từ côn trùng

Thứ sáu - 02/07/2021 01:33
Theo nghiên cứu của WWF, áp dụng protein côn trùng trong thức ăn cho lợn và gia cầm có thể làm giảm tiêu thụ đậu tương ở Anh xuống 1/5 vào năm 2050.
Joe Halstead, giám đốc điều hành của AgriGrub, một công ty khởi nghiệp về côn trùng đang cho loài này sử dụng thức ăn thừa từ chăn nuôi. Ảnh: WWF.

Joe Halstead, giám đốc điều hành của AgriGrub, một công ty khởi nghiệp về côn trùng đang cho loài này sử dụng thức ăn thừa từ chăn nuôi. Ảnh: WWF.

Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), protein từ côn trùng trong thức ăn chăn nuôi có thể thay thế 20% lượng đậu tương tiêu thụ của Vương quốc Anh vào năm 2050.

Số liệu này buộc chính phủ, ngành nông nghiệp và các chuyên gia khoa học Vương quốc Anh đẩy nhanh việc sử dụng protein từ côn trùng trong thức ăn chăn nuôi. Hiện các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Anh mới đáp ứng chưa đến một nửa nhu cầu về loại protein này.

Từ nhiều năm qua, đậu tương dần trở thành thành phần chính của thức ăn chăn nuôi tại nước Anh nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng thức ăn làm từ đậu tương lại liên quan đến nạn phá rừng tại Nam Mỹ .

Thống kê từ các cơ quan thương mại của Anh cho thấy, hơn 1 triệu tấn đậu tương được sử dụng tại những trang trại nước này vào năm 2019 có thể liên quan đến nạn phá rừng.

Mollie Gupta, Giám đốc hàng hóa lâm nghiệp của WWF, cho biết phát hiện này mang tới cái nhìn khác về lợi ích của protein côn trùng đối với Vương quốc Anh. “Chúng tôi đã xem xét protein côn trùng như một chất thay thế cho đậu tương trong vòng 18 tháng. Chúng tôi luôn nghĩ rằng đây là một ngành tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển. Dựa trên thống kê hiện tại, có thể tin rằng lượng protein từ côn trùng sẽ giảm tới 1/5 lượng đậu tương nhập khẩu vào năm 2050”.

Để đạt được con số này, Vương quốc Anh cần vượt qua nhiều rào cản lớn, trong số đó có luật pháp. Nhiều tổ chức tại xứ sương mù lập luận, thành phần trong thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người tiêu dùng. Nếu muốn luật hóa, các nhà nhập khẩu mặt hàng này cần chứng minh protein côn trùng an toàn với người dân.

Một thách thức nữa mà ngành khai thác protein côn trùng có thể gặp, đó là nó sẽ ảnh hưởng tới những mặt hàng kinh doanh sẵn có như bột cá. Đây là ngành kinh doanh tỷ USD tại nước Anh, và được sử dụng nhiều năm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Hiện các chuyên gia của WWF mới dừng ở mức kêu gọi chính phủ cho phép sử dụng protein côn trùng trong thức ăn cho lợn và gia cầm, vốn sử dụng đậu tương làm nguyên liệu đầu vào chính. Nếu thành công, nó sẽ mở cửa thị trường khó tính bậc nhất châu Âu, đồng thời tiến gần đến sự cho phép của EU về loại thức ăn mới trong mùa hè 2021.

Ngoài nguồn protein, các nhà khoa học của WWF cũng kêu gọi mở rộng phạm vi nguyên liệu nuôi những côn trùng. Nó có thể là những phụ phẩm có chứa thịt và cá, vốn bị bỏ lại trong quá trình sản xuất.

Keiran Olivares Whitaker, người sáng lập Entocycle, một công ty chuyên nuôi và thu hoạch các sản phẩm từ côn trùng, cho biết Vương quốc Anh có “cơ hội thực sự để luật hóa các quy định này ngay bây giờ và trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về protein côn trùng". Whitaker cũng cho rằng, đây là một ngành cần nhiều chất xám và nước Anh có thể thu hút đầu tư và nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada đang nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của các thành phần thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ côn trùng. Ảnh: FAO.

Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada đang nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của các thành phần thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ côn trùng. Ảnh: FAO.

Gupta cho biết điều quan trọng là chính phủ phải hỗ trợ sản xuất côn trùng giống như cách họ trợ cấp cho các hoạt động nuôi trồng hoặc các ngành công nghiệp khác. Nếu làm được, ngành này đủ sức cạnh tranh trực tiếp để lấy những nguyên liệu như thực vật và chất thải thực phẩm. Điều này sẽ giúp hạ giá thành của protein côn trùng trong dài hạn.

Vai trò của lĩnh vực bán lẻ cũng được Gupta nhấn mạnh. Bà kêu gọi những chính sách khuyến khích sử dụng protein côn trùng trong thức ăn chăn nuôi, lấy đó làm tiền đề cho các chuỗi cung ứng, đồng thời giáo dục người tiêu dùng về lợi ích. 

Siêu thị Auchan của Pháp đã bán cá hồi được nuôi bằng côn trùng, trong khi các siêu thị ở Hà Lan bán trứng Oerei do những con gà mái nuôi ấu trùng ruồi lính đen đẻ ra.

Ruồi lính đen là một trong những loài côn trùng thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, hình dạng cơ thể giống con tò vò và có chiều dài cơ thể là 15 - 20 mm, có thể lên đến 27 mm, chiều rộng là 6 mm, và nặng tới 220 mg vào giai đoạn cuối của ấu trùng. Ngoài ruồi lính đen, sâu bột, nhộng tằm cũng thường được chế biến thành thức ăn.

Tesco, một chuyên gia của WWF, đã cung cấp tài trợ hạt giống cho Entocycle và giới thiệu AgriGrub, một công ty khởi nghiệp về côn trùng, với một số nhà cung cấp của họ để giúp tìm nguồn nguyên liệu và chạy thử nghiệm sản phẩm với phân côn trùng.

Ashwin Prasad, Giám đốc sản phẩm của Tesco cho biết: “Chúng tôi muốn khuyến khích các thành phần thức ăn chăn nuôi thay thế như côn trùng, dù ban đầu chỉ với khối lượng nhỏ, nhưng mục tiêu rất rõ ràng”. 

Các loại côn trùng có hàm lượng protein thô cao (42,1 - 63,3% theo vật chất khô), tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều loại thức ăn chăn nuôi giàu protein khác như bột cá, khô đậu tương. Côn trùng có chứa đầy đủ các axit amin, đặc biệt là các axit amin thiết yếu với hàm lượng tương đối cao, điều mà các loại hạt ngũ cốc thường thiếu.

Không những giàu protein, côn trùng còn được xem là thức ăn giàu chất béo, nhất là ấu trùng ruồi lính đen. Về hàm lượng các chất khoáng, côn trùng được đánh giá là thức ăn rất giàu sắt và kẽm. 

Côn trùng có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc qua chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Một số dạng sản phẩm côn trùng được chế biến hiện nay như sấy đông khô, dạng bột khô hoặc đông đá. Chế biến sẽ giúp bảo quản côn trùng được lâu hơn và dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có rất ít công trình công bố về các phương pháp chế biến côn trùng làm thức ăn chăn nuôi.

Diệp Tú
https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại884,670
  • Tổng lượt truy cập93,262,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây