Gần 2.300 tấn thanh long này là xuất khẩu theo đường chính ngạch. So với cùng kỳ năm trước, con số này tuy giảm gần 40% về lượng nhưng chỉ giảm hơn 10% về giá trị.
Còn xuất khẩu thanh long theo hình thức biên mậu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt hơn 350.000 tấn; tương đương hơn 370 triệu USD.
Xuất khẩu biên mậu qua cửa khẩu tỉnh Hà Giang đạt 33.677 tấn, đạt gần 22 triệu USD.
Theo Sở Công Thương Bình Thuận, đây vẫn là những con số khả quan trong thời điểm dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến xuất khẩu.
Ông Biện Tấn Tài – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, 80% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất khẩu qua biên giới phía Bắc.
Thời gian qua, Sở Công Thương Bình Thuận thường xuyên liên hệ với 4 cửa khẩu chính ở Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang và Móng Cái để thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.
Việc này nhằm đảm bảo lượng hàng vận chuyển đi tiêu thụ được thuận lợi, không bị ách tắc.
Theo ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, tỉnh Bình Thuận đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc xử lý nguồn cung khi sản lượng thanh long tăng nhanh.
Thứ nữa là thời điểm vừa qua rơi vào cuối vụ nghịch. Sản lượng thanh long thu hoạch vì thế cũng không nhiều.
Ông Tấn đánh giá, tuy giá bán hơi thấp hơn so với các tháng trước nhưng thanh long Bình Thuận không hề bị ứ đọng sản lượng lớn ở cửa khẩu. 5 tháng đầu năm, xuất khẩu qua các cửa khẩu vẫn ổn định.
Còn theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 5 tháng đầu năm, hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,05 tỷ USD; tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc tăng trưởng tích cực đã góp phần thúc đẩy ngành rau quả đạt kết quả tốt trong 5 tháng đầu năm 2021.
Tình hình xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục được cải thiện.
Từ đầu tháng 6/2021, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được các thỏa thuận về kiểm dịch thực vật. Viện này sẽ giúp đơn giản hóa quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan cho xuất khẩu trái cây tươi.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 33.750ha cây thanh long. Trong đó có gần 12.000ha thanh long tiêu chuẩn VietGAP; 510ha theo chuẩn GlobalGAP.
5 tháng đầu năm, toàn tỉnh thu hoạch trên 168.400 tấn thanh long. Tổng sản lượng thanh long thu hoạch tháng 6 và tháng 7 ước đạt 80.000 tấn. Bình Thuận dự kiến sản lượng thu hoạch trong nửa cuối năm 2021 đạt 437.000 tấn.
Để giải quyết bài toán về tiêu thụ nông sản trong thời điểm dịch Covid-19, Sở Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp, HTX nắm bắt thông tin để điều tiết việc vận chuyển nông sản lên cửa khẩu hợp lý.
Đồng thời khuyến khích các đơn vị đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang một số thị trường khác.
Ở thị trường nội địa, thanh long Bình Thuận cũng đang được tăng cường kết nối tiêu thụ đến các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ đầu mối trên cả nước.
Tại Bình Thuận, thanh long trắng loại đẹp đang có giá trung bình 12.000-14.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), thanh long Bình Thuận đang bán với giá 20.000 đồng/kg.
Mới đây, Sở Công Thương vừa dự thảo kế hoạch hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 để tham mưu UBND tỉnh xem xét ban hành.
Theo đó, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu, Bình Thuận sẽ tập trung tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa. Và nhất là đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử.
Sở Công Thương kỳ vọng, kênh thương mại điện tử sẽ giúp tiêu thụ khoảng 25.000 tấn thanh long. Bên cạnh đó là đưa thanh long vào các cơ sở chế biến khoảng 52.000 tấn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã