Học tập đạo đức HCM

Siết quản lý nhập khẩu, tránh tình trạng gian lận xuất xứ gây tổn hại ngành xuất khẩu gạo

Thứ sáu - 02/07/2021 00:32
Trước tình trạng nhập khẩu gạo Ấn Độ vào Việt Nam thời gian qua, các bộ ngành và Chính phủ cần siết chặt vấn đề nhập khẩu gạo, tránh tình trạng gian lận xuất xứ gạo, gây tổn hại không nhỏ cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
xuatkhaugao-1569551230_750x0.jpg
Đóng gói gạo. (Ảnh minh họa).

Việc tăng nhập khẩu gạo Ấn Độ là câu chuyện bình thường trong kinh doanh, bởi có cầu ắt có cung. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, để xảy ra tình trạng gạo Ấn Độ trộn vào gạo Việt Nam để xuất khẩu thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới thương hiệu gạo Việt.

Giá gạo sụt giảm

Tuần qua, thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu liên tục có nhiều phiên điều chỉnh giảm đến 5 USD/tấn. Tính chung từ nửa tháng qua, gạo Việt Nam xuất khẩu đi giảm đến 15 USD/tấn. Trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu còn khoảng 473 - 477 USD/tấn với gạo 5% tấm và 453 - 457 USD/tấn với gạo 25% tấm. Gạo Jasmine cũng giảm 5 USD/tấn, xuống còn 558 - 562 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm tiếp tục giữ giá ở mức 413 - 417 USD/tấn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 2,8 triệu tấn gạo, trị giá trên 1,5 tỉ USD. Thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam chủ yếu là Philippines, Trung Quốc, Trung Đông… Một số thương nhân xuất khẩu gạo phía Nam cho biết, bắt đầu từ vụ hè thu năm 2021, ngành gạo Việt Nam bị ảnh hưởng xấu do nhập gạo giá rẻ Ấn Độ. Giá gạo Việt Nam hiện tại đã giảm chỉ còn khoảng 470 USD/tấn, trong khi cùng loại này, đầu năm 2021, có giá từ 520 - 530 USD/tấn. Trong nửa năm, giá gạo xuất khẩu giảm 50 - 60 USD/tấn. Không những giá thấp, mà lượng hàng bán đi rất chậm. Thế nên, lượng gạo tồn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện khá cao trong khi vụ hè thu chuẩn bị thu hoạch bắt đầu nở rộ.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nhận định, giá lúa trong nước đang vào vụ thu hoạch hè thu có sự giảm mạnh. Vụ hè thu dự kiến hết tháng 6 thu hoạch được 70% sản lượng trong bối cảnh giá lúa trên thị trường đang có chiều hướng giảm, dẫn đến lợi nhuận ít hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, vụ hè thu đang gặp phải thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch bệnh khiến lúa giảm năng suất, giá các loại phân bón tăng mạnh từ đầu năm dẫn đến chi phí sản xuất tăng. So với cuối tháng 5, giá lúa tươi tại Cần Thơ giảm 300 - 400 đồng/kg, tại An Giang giảm 500 - 700 đồng/kg.

Nhập khẩu gạo Ấn Độ tăng đột biến

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát tình hình xuất nhập khẩu gạo trong các tháng đầu năm 2021, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn công tác kiểm tra thi hành pháp luật tại 5 doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu gạo trong nước. Cụ thể, danh sách gồm: Công ty CP Tập đoàn Tân Long, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuận Minh, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP Tân Đồng Tiến, Công ty TNHH Khánh Tâm.

Theo đó, Cục Xuất - nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị các thương nhân chuẩn bị báo cáo về các nội dung liên quan đến tình hình nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ gạo Ấn Độ của DN từ ngày 1/1/2020 - 31/5/2021. Cụ thể về nhập khẩu là số tờ khai nhập khẩu, ngày nhập, số lượng, giá trị; về tình hình kinh doanh, tiêu thụ là: tiêu thụ tại công ty, mục đích, xuất bán, số ngày hóa đơn xuất bán, tồn kho...

Đồng thời, các DN cần phối hợp, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các giấy tờ, tài liệu thông tin theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin, tài liệu đã cung cấp cho Đoàn kiểm tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương được thành lập trong bối cảnh thống kê cho thấy lượng nhập khẩu gạo Ấn Độ tăng rất mạnh. Theo số liệu từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đạt gần 247.000 tấn, trị giá 74,8 triệu USD, tăng hơn 3.250 lần về lượng và tăng hơn 554 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đây là lượng gạo nhiều nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ xuất  sang Việt Nam. Trước đó, giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn từ 500 tấn cho đến vài nghìn tấn.

TIN TÀI TRỢ

Đáng lo ngại, cùng thời điểm gạo Ấn Độ ồ ạt vào Việt Nam, thông tin từ cơ quan hải quan cho hay, từ cuối năm 2020 đến hết tháng 5, một số công ty nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam vi phạm về nhãn mác, xuất xứ. Đặc biệt, một trong 5 DN mà Bộ Công Thương làm việc kỳ này, trong tháng 3 cũng đã nhập khẩu 2 lô hàng gạo từ Ấn Độ về nhưng trên bao bì lại ghi nhãn mác xuất xứ Việt Nam và hiện đang được hải quan TP. Hồ Chí Minh điều tra xác minh.

gạo.jpg
Bốc xếp gạo phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp nhìn nhận, trong kinh doanh, chỗ nào lãi, có lời hơn thì DN làm. Điều này cũng dễ hiểu khi gạo Ấn Độ rẻ hơn gạo Việt Nam nên được ưa chuộng nhập khẩu về làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc bún, bia... Luật pháp của thế giới cũng như Việt Nam đều không cấm việc Việt Nam nhập khẩu gạo của Ấn Độ.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này lo ngại nhất là có thể xảy ra nguy cơ DN làm ăn không chân chính trộn gạo phẩm cấp thấp của Ấn Độ vào gạo Việt Nam để xuất khẩu. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới thương hiệu, uy tín của ngành lúa gạo Việt Nam.

Cần siết vấn đề NK gạo

Theo chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ, hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc của ngành nông nghiệp vẫn còn rất lỏng lẻo, còn xảy ra tình trạng DN bán xuất xứ nguồn gốc cho nhau hoặc truy xuất nguồn gốc chỉ có giá trị trong nước mà nước ngoài không bảo hộ... Điều này ảnh hưởng tới việc xuất khẩu bền vững.

Dưới góc độ DN, ông Phạm Thái Bình, đại diện Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng, việc gian lận xuất xứ, nhập nhèm dán mác trà trộn giữa gạo Ấn Độ sang gạo Việt Nam sẽ gây tổn hại không nhỏ tới ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hành vi sai phạm cần điều tra, từ đó xử lý nghiêm.

"Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng trồng lúa rất lớn từ mấy chục năm liền và luôn phải xuất khẩu gạo. Trong hầu hết các hiệp định thương mại tự do, Chính phủ cố gắng để đấu tranh đến cùng để yêu cầu các quốc gia tăng lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam", ông Bình chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV lo ngại, việc số lượng gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam tăng chắc chắn tác động đến tâm lý của các doanh nhân nước ngoài nhập khẩu gạo từ Việt Nam với câu hỏi: Vì sao là nước xuất khẩu gạo mà Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ, từ đó phát sinh tâm lý e ngại, dù có thể việc gian lận thương mại là không có.

Sở dĩ gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được nhiều doanh nghiệp lý giải là do theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).

Tuy nhiên, ông Phạm Thái Bình chia sẻ quan điểm: "10 năm đàm phán để ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), chúng ta mới được EU cấp cho hạn ngạch xuất khẩu chỉ 80.000 tấn mỗi năm. Trong khi năng lực của chúng ta gấp mấy chục lần như vậy và toàn gạo chất lượng và giá tốt. Nửa năm qua, lượng gạo thấp cấp nhập từ Ấn Độ cao gấp 5 lần hạn ngạch gạo xuất 1 năm sang EU của Việt Nam. Ấy vậy mà đến nay, một số DN vì lợi ích nhỏ trước mắt, đã nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn gạo giá rẻ từ Ấn, một số vụ bị phát hiện là gắn mác xuất xứ Việt Nam. Việc làm của họ không những đi ngược lại nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành, nhà nông và doanh nghiệp Việt mà còn phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo tôi, Bộ Công Thương phải xử lý nghiêm vấn đề này, du di cho hành vi sai phạm trong nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, có tình trạng gian lận xuất xứ gạo, là gây tổn hại không nhỏ cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam”.

 Thanh Tâm (t/h)/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay39,046
  • Tháng hiện tại880,247
  • Tổng lượt truy cập93,257,911
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây