CT Hội Nông dân tỉnh Bùi Nhân Sâm và Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Trần Nhật Tân chủ trì cuộc làm việc
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Hội nông dân tỉnh đã nắm bắt thêm số thông tin liên quan tới quá trình triển khai thực hiện mô hình tích tụ ruộng đất, dồn điền, đổi chủ hình thành cánh đồng mẫu lớn dưới hình thức doanh nghiệp, HTX thuê lại ruộng của dân để sản xuất tập trung, đồng nhất về giống; Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở; Chủ trương của huyện Thạch Hà đối với việc xây dựng và nhân rộng mô hình tại các địa phương, những lợi ích thiết thực mà mô hình mang lại.
Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn Dương Anh Dũng báo cáo kết quả thực hiện mô hình tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại địa phương
Mô hình dồn điền, đổi chủ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn được thực hiện sẽ thuận tiện trong công tác chỉ đạo, triển khai sản xuất, từng bước thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ, gieo cấy truyền thống hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, đồng nhất về giống, quy trình, sản phẩm, giảm chi phí và sức lao động, tăng năng suất và thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, HTX…
Đại diện HTX nông nghiệp thuê đất sản xuất của 156 hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn để hình thành cánh đồng mẫu lớn: Thời gian tới HTX mong nhận được quan tâm của các cấp chính quyền, hỗ trợ thêm về kỹ thuật, nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo tưới tiêu cho phát triển sản xuất những vụ tiếp theo…
PCT Hội Nông dân huyện Thạch Hà Nguyễn Khắc Chinh: Những vùng sản xuất thuận lợi thì người dân sẽ giữ đất sản xuất, khó cho việc cho thuê sản xuất tập trung. Để tiếp tục nhân rộng mô hình tại nhiều địa phương, thiết nghĩ việc lựa chọn HTX, chọn xứ đồng, huy động sự vào cuộc quyết liệt của các tổ chức Hội, đoàn thể tham gia để tuyên truyền, vận động người dân và hỗ trợ về hạ tầng phục vụ sản xuất là những việc làm cần phải tập trung thực hiện...
Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân: Thạch Hà đang triển khai khá mạnh về việc phá bờ vùng, bờ thửa, hình thành cánh đồng mẫu lớn. Đối với mô hình dồn điền, đổi chủ,hình thành cánh đồng mẫu lớn hiện nay quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Quan điểm của huyện là làm từng bước, không làm ồ át, để làm được điều đó, trước tiên cần mạnh dạn giao cho mỗi xã hình thành một xứ đồng có sự hỗ trợ của doanh nghiệp; Chọn xứ đồng để triển khai thực hiện theo từng vùng sản xuất kể cả thuận lợi và khó khăn trong sản xuất; Xác định rõ chủ thể triển khai thực hiện, chủ thể là xã phối hợp Hội nông dân. Trên cơ sở đó, giao phòng NN&PTNT huyện xây dựng Đề án hoặc xây dựng cụ thể kế hoạch để triển khai các bước một cách bài bản. Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện Thạch Hà cần có sự đồng thuận, giúp đỡ của Hội Nông dân tỉnh...
Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Nhân Sâm khẳng định, chủ trương dồn điền, đổi chủ hình thành cánh đồng mẫu lớn là một chủ trương đúng đắn, cần được nhân rộng tại nhiều địa phương, nhưng phải có sự ràng buộc giữa các bên để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Về mặt quan điểm, Hội nông dân tỉnh đồng tình với chủ trương của huyện Thạch Hà, trên cơ sở đó huyện cần xây dựng Đề án, chọn một đến hai mô hình để làm thí điểm để đánh giá hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức, sản xuất trong thời gian tới….
Trước đó, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo huyện Thạch Hà đã đi kiểm tra mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất với hình thức HTX thuê lại quyền sử dụng đất của 156 hộ dân để hình thành cánh đồng mẫu lớn ở xứ đồng Thiên Đình của nhân dân Lộc Ân và Đông Tiến, xã Lưu Vĩnh Sơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã