Học tập đạo đức HCM

“Được mùa, được giá”, doanh nghiệp phân bón báo lãi lớn

Thứ ba - 20/04/2021 05:37
Trong các tháng đầu năm 2021 đã diễn ra hiện tượng thiếu phân bón DAP, đẩy giá bán tăng cao, đã tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) sản xuất DAP trong nước, thậm chí có DN chuyển từ lỗ sang lãi.

Chẳng hạn, với DAP Vinachem (DAP Đình Vũ - UPCoM: DDV) vừa công bố BCTC quý I với doanh thu thuần đạt hơn 632 tỷ đồng, tăng 56,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ là 72.647 tấn, tăng so với sản lượng tiêu thụ trong quý 1/2020 là 25.330 tấn. Lãi sau thuế 35,5 tỷ đồng, trong khi quý 1/2020 lỗ 6,2 tỷ đồng.
“Được mùa, được giá”, doanh nghiệp phân bón báo lãi lớn, có đơn vị chuyển lỗ thành lãi - Ảnh 1.
Sản xuất phân bón tại Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí.

Doanh nghiệp phân bón DAP thắng lớn, cổ phiếu cũng "nổi sóng"

Với kết quả này, kết thúc quý 1, DDV đã hoàn thành 26% mục tiêu doanh thu và 52,2% mục tiêu về lợi nhuận cho năm 2021 (Năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu gần 2.480 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 68 tỷ đồng).
Trước đó, trong một cuộc họp với Hiệp hội phân bón và Cục bảo vệ Thực vật vào đầu tháng 3/2021, ông Vũ Văn Bằng, Tổng giám đốc DAP Vinachem cho hay, tháng 1/2021 giá DAP Đình Vũ tại nhà máy trên 8,2 triệu đồng/tấn. Tháng 2 là trên 8,6 triệu đồng/tấn và dự kiến giá trung bình tháng 3 là 9,3 triệu đồng/tấn. Như vậy, nếu cộng thêm cước vận chuyển, bốc xếp… giá DAP Đình Vũ đến TP.HCM sẽ vào khoảng hơn 10 triệu đồng/tấn và đến tay bà con nông dân sẽ không thấp hơn mức giá 11 triệu đồng/tấn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DDV đã có một khoảng thời gian tăng "phi mã". Cụ thể, từ đầu tháng 3/2021, DDV đã bùng nổ thanh khoản, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên đạt gần 2,2 triệu đơn vị/phiên trong khi trước đây mỗi ngày DDV chỉ giao dịch 7.000 - 10.000 cổ phiếu.
“Được mùa, được giá”, doanh nghiệp phân bón báo lãi lớn, có đơn vị chuyển lỗ thành lãi - Ảnh 2.
Sản xuất DAP tại DAP Vinachem (Ảnh: IT)
Không những vậy, giá cổ phiếu DDV trong giai đoạn từ 26/2 đến 8/3 tăng gấp đôi trong vòng hơn 1 tuần, từ 9.000 đồng/CP chạm mức 18.000 đồng/CP.  Sau đó, DDV điều chỉnh mạnh, giảm 50% từ đỉnh xuống 12.000 đồng/CP và hiện đang giao dịch ở mức 11.900 đồng/CP (phiên 20/4).
Dữ liệu từ Công ty CP Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor), tổng nhu cầu phân bón năm 2021 dự kiến đạt xấp xỉ 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020.
Theo đó, tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng, đặc biệt là phân DAP tăng 12% so với năm 2020, phân lân tăng 8,7% và phân NPK tăng 4,6%.
Tiêu thụ phân Urê dự báo ổn định hơn khi tăng nhẹ 0,5% so với năm 2020, trong khi phân Kali tăng 2,4% và phân bón khác tăng 10,3%.
ADVERTISING
 
Video Player is loading.
Loaded100.00%
 
 
 
Play
 
 
Advertisement (2 of 3): 3:29
 
 
 
 
 
 
X
Cũng "hưởng lợi" từ giá phân bón DAP tăng mạnh những tháng đầu năm là Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC). Kết thúc quý 1/2021, DGC đạt doanh thu 1.949 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp đạt 431 tỷ đồng, tăng 41%. Biên lãi gộp tăng từ 20% lên 22%.
Phía DGC cho biết, trong kỳ sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón… tăng giúp doanh thu tăng. Cùng với đó, sự đổi mới về công nghệ sản xuất giúp DN giảm được chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào (như quặng apatit, than) dẫn đến giá thành giảm.
Vì thế, sau khi khấu trừ chi phí, lãi sau thuế DN đạt 292 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức cao nhất theo quý của DGC từ trước đến nay.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DGC cũng "bùng nổ" mạnh. Cụ thể, trong năm 2020, sau khi chuyển sàn giao dịch từ HNX sang HoSE, thanh khoản cổ phiếu DGC tăng mạnh, thị giá cũng tăng một mạch từ 32.000 đồng/CP lên 51.100 đồng/CP (kết thúc năm 2020).
Bước sang những tháng đầu năm mới, nhờ biến động về giá DAP, cổ phiếu DGC cũng được giới đầu tư chú ý khi tiếp tục tăng lên mức "đỉnh" 75.400 đồng/CP, sau đó điều chỉnh về vùng giá 71.100 đồng/CP như hiện nay.

Nhóm phân Đạm lo lắng về giá khí sẽ "bóp" lợi nhuận

Trái ngược với sự hồ hởi của nhóm DAP, nhóm DN phân bón Đạm lại khá lo lắng việc lợi nhuận có thể bị "bóp" lại, do theo chuỗi giá trị ngành phân bón, giá khí đầu vào là nguyên liệu chủ yếu để các nhà máy phân bón sản xuất.
Cụ thể, với Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, HoSe: DPM), trong năm 2020, dù doanh thu của DPM chỉ tăng 1% lên gần 7.762 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của DN tăng tới 80,5% lên 702 tỷ đồng.  Con số này đạt được là do năm 2020, DN được hưởng lợi lớn từ việc giá dầu khí xuống mức thấp kỷ lục.
Tuy nhiên, năm 2021, DN này đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất đạt 8.331 tỷ đồng, tăng 7,3% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng loạt giảm 48%, lần lượt đạt 437 tỷ đồng và 365 tỷ đồng.
“Được mùa, được giá”, doanh nghiệp phân bón báo lãi lớn, có đơn vị chuyển lỗ thành lãi - Ảnh 5.
Giá phân bón DAP tăng mạnh đã cải thiện kết quả kinh doanh của nhiều DN phân bón trong quý 1/2021 (Ảnh: IT)
Tương tự, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau; HoSE: DCM) cũng có kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2020 nhờ giá nguyên liệu đầu vào xuống thấp. Cụ thể năm 2020, doanh thu thuần của Đạm Cà Mau tăng 7% lên 7.563 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 665 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2019.
Dù vậy, Đạm Cà Mau lại đặt mục tiêu lợi nhuận rất khiêm tốn cho năm 2021. Theo đó, DN dự kiến tổng doanh thu là 7.839 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 197,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,8% và giảm 70,2% so với thực hiện trong năm 2020.
Giá Urê dự báo tăng khoảng 33% so với năm 2020
Giá phân bón thế giới dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao trong ngắn hạn do nhu cầu gia tăng và cước phí vận chuyển chưa hạ nhiệt.
Cụ thể, với phân Urê Biển Đen, dự báo giá duy trì ở mức 280 -340 USD/tấn trong quý II/2021, quý 3 tạm thời giảm nhẹ xuống 270 -290 USD/tấn và duy trì mức 290 -310 USD/tấn đến hết quý IV/2021.
Tính trung bình năm 2021, giá Urê thế giới dự báo đạt 305USD/tấn, cao hơn xấp xỉ 33% so với năm 2020.
  •  
Quốc Hải/Danviet.vn
https://danviet.vn/duoc-mua-duoc-gia-doanh-nghiep-phan-bon-bao-lai-lon-20210420152817988.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay21,796
  • Tháng hiện tại22,528
  • Tổng lượt truy cập92,400,192
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây