Học tập đạo đức HCM

Khi di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch

Chủ nhật - 18/04/2021 10:08
Du lịch di sản văn hóa (hay du lịch di sản) là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch. Không chỉ đơn thuần là việc thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch di sản còn là sự gặp gỡ cá nhân với lịch sử, văn hóa và truyền thống của một vùng đất. Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để khai thác nguồn tài nguyên du lịch từ di sản văn hóa.
Phật tử và du khách hành hương lên Yên Tử qua vườn tháp Huệ Quang.
Phật tử và du khách hành hương lên Yên Tử qua vườn tháp Huệ Quang.

Đó là lợi thế có được từ hệ thống di sản hết sức phong phú của Quảng Ninh. Đến nay, Quảng Ninh có 642 di tích, trong đó 5 di tích Quốc gia đặc biệt, 54 di tích Quốc gia, 83 di tích cấp tỉnh và 500 di tích nằm trong danh mục di tích tỉnh. Quảng Ninh cũng có 361 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 6 di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong đó, có khoảng 120 di tích đã nằm trong các tour, tuyến du lịch cố định. Một số di tích được các đơn vị lữ hành lựa chọn để thiết kế tour riêng, trọn gói.

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, trong một chuyến công tác về Quảng Ninh đã nhận định: Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO ghi danh với những giá trị độc đáo, đặc sắc, không giống như bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng có lợi thế riêng của mình với những di sản có sự kết hợp giữa tự nhiên và văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng. Quảng Ninh có những nơi chứa đựng không gian rất thanh bình, lại có những tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh hết sức độc đáo… Đấy là nét đẹp rất riêng của Quảng Ninh, cũng là sự thuận lợi, lợi thế riêng để phát triển du lịch địa phương.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà khách du đang chú ý nhiều đến du lịch trải nghiệm, du lịch hướng tới sự dân dã chứ không phải hướng tới những dịch vụ sang trọng, đắt tiền, thì những điểm du lịch đến với các di sản như ở Quảng Ninh là các điểm đến vô cùng hấp dẫn, đặc biệt với khách du lịch quốc tế. Vì vậy, phát triển du lịch di sản không quá chú trọng vào việc đầu tư những công trình đồ sộ mà chú trọng vào quảng bá những giá trị của người dân bản địa, những giá trị của sản phẩm du lịch bản địa. Qua đó giúp bảo tồn nét đặc sắc của người dân địa phương, các giá trị tự nhiên, văn hoá của người bản địa.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực bảo tồn được nét đẹp tự nhiên và văn hoá của các dân tộc, đầu tư vào phát triển du lịch di sản; các di sản dựa trên những giá trị của cộng đồng, nghĩa là phát triển du lịch di sản là đầu tư vào cộng đồng, đầu tư vào chính con người. Từ đó, người dân đều được hưởng lợi từ việc phát triển du lịch. Đây là hướng đi chiến lược để có thể phát triển được ngành du lịch theo hướng bền vững.


Du khách và các cô gái Sán Chỉ giao lưu hát soóng cọ dưới chân thác Khe Vằn (xã Húc Động, huyện Bình Liêu).

Theo đó, Quảng Ninh đã khai thác các sản phẩm du lịch có thế mạnh như: Ruộng bậc thang, thiên đường cỏ lau, hình ảnh về hoa sở, xây dựng các làng, bản văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị một số sinh hoạt văn hóa dân gian như hát Then - đàn Tính của dân tộc Tày, hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ, lễ hội đình Lục Nà, Lễ hội trà hoa vàng gắn với Di tích lịch sử cấp quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà, Lễ hội Bàn Vương. Cùng với đó là việc xây dựng các lễ hội hiện đại như: Hội xuân Yên Tử, sự kiện “Yên Tử - về miền đất Phật mùa thu” tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông, hội xuân di sản, hội Hoa Anh đào- Mai vàng Yên Tử v.v.

Theo ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch, văn hóa không chỉ là văn hóa đơn thuần mà phải từng bước trở thành ngành công nghiệp văn hóa, khi đó chúng ta mới tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc phát triển du lịch đã chú trọng sự hài hòa, gìn giữ được bản sắc dân tộc nhưng không nhàm chán, phải có nét mới để hấp dẫn du khách.

Hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn hiện nay, chính là nguồn tài nguyên quý, góp phần tạo nên sức hút, thương hiệu, giá trị của du lịch Quảng Ninh. Đây sẽ là cơ sở để du lịch tỉnh Quảng Ninh bứt phá trong thời gian tới.

 

Huỳnh Đăng/https://www.quangninh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay32,506
  • Tháng hiện tại1,183,836
  • Tổng lượt truy cập88,538,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây