Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ con dê nhốt chuồng

Thứ sáu - 24/04/2020 10:55
Xã biên giới Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang được biết đến là xã thuần nông, người dân nơi đây chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Trong thời gian qua, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, thay vì chăn nuôi theo phong trào như trước đây, nông dân đã biết chọn lọc các loại vật nuôi vừa mang hiệu quả kinh tế vừa có đầu ra dễ dàng. Trong đó, mô hình nuôi dê đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Hiện nay trên địa bàn xã Phú Lộc có trên 80 hộ chăn nuôi dê với số lượng gần 1.000 con, bình quân 01 hộ nuôi từ 10 - 15 con, có hộ nuôi với số lượng lớn khoảng 40 – 50 con, chủ yếu là nuôi dê sinh sản và dê thịt, với các loại như: Bách Thảo, Hòa Lan, Boer. Điển hình là gia đình anh Trần Vũ Phong – ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc. Gia đình anh Phong thuộc diện khó khăn, không có đất sản xuất. Với số vốn tích góp của hai vợ chồng, anh mua bò về nuôi. Sau mấy năm nuôi bò không hiệu quả, năm 2015 anh quyết định chuyển sang nuôi dê. Khởi đầu, anh làm chuồng trại và mua 4 con dê mẹ về nuôi.

Giai đoạn đầu chăn nuôi dê, anh gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu hết tập tính của loài dê cũng như chưa có kinh nghiệm, có lứa dê sinh sản thành công cũng có lứa bị thất bại. Những lúc như thế, anh không bỏ cuộc mà chịu khó mày mò, tìm hiểu nguyên nhân, ghi chép cẩn thận từng biểu hiện bệnh, cách phòng, trị bệnh, đúc kết kinh nghiệm trong thực tế nuôi và lựa chọn con giống khỏe. Dần dần, nhờ chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, cùng sự chăm sóc chu đáo, đàn dê của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế, không ngừng sinh sản, phát triển. Đến nay, bình quân mỗi năm gia đình anh xuất bán 50 con dê thịt, trên 60 con dê giống. Từ những thành công bước đầu, vợ chồng anh Phong tiếp tục đầu tư mở rộng 03 khu chuồng trại chăn nuôi và tăng quy mô đàn dê.

Theo anh Trần Vũ Phong chia sẻ, dê là con vật dễ nuôi, ít bị bệnh, sức đề kháng cao, thức ăn cho dê rất dễ kiếm ở vùng nông thôn; chuồng nuôi dê được thiết kế đơn giản, đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa; để đàn dê phát triển khỏe mạnh, chất lượng thịt ngon cần có không gian chăn thả và nguồn thức ăn phong phú. Dê lại là loài động vật sinh sản nhanh, việc phối giống rất quan trọng, do đó người nuôi chú ý 01 năm đổi dê đực một lần để tránh cận huyết. Bình quân mỗi năm dê đẻ 02 lứa, mỗi lứa 02 con, đặc biệt có những lứa lên đến 3 - 4 con. Dê nuôi khoảng 06 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30 - 35 kg/con. Hiện tại, số dê thịt gia đình anh nuôi đều được các thương lái trong và ngoài địa bàn tiêu thụ hết với giá bán dao động ổn định từ 95.000 - 120.000 đồng/kg. Không chỉ thành công với mô hình nuôi dê thịt, anh còn phát triển mô hình dê giống để cung cấp cho bà con trong xã. Sau khi trừ hết chi phí đầu tư, bình quân 01 năm mang về cho gia đình anh Phong nguồn thu nhập hơn 150 triệu đồng.

Anh Phong bên đàn dê của gia đình

Nhờ sự cần cù, chịu khó, tâm huyết trong chăn nuôi, với ý chí dám nghĩ, dám làm, đến nay mô hình nuôi dê của anh Phong là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu tại chính quê hương mình. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng anh Phong còn thường xuyên giúp đỡ bà con xung quanh về con giống, đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi. Gia đình anh cũng là hộ được Trung tâm khuyến nông thị xã chọn là điểm nuôi thử nghiệm lai tạo giống dê nước ngoài và dê địa phương. 

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mô hình nuôi dê rất thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở địa phương, qua đó Phú Lộc cũng đã mở nhiều lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi dê và hỗ trợ dê giống cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi dê, góp phần thực hiện các chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới về giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 và nâng tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo.

Ông Bùi Thanh Bình – Phó chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “Thông qua mô hình nuôi dê đã giải quyết được một số lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Địa phương cũng khảo sát nắm bắt nhu cầu của người chăn nuôi, nếu các hộ có nhu cầu thì xã sẽ phối hợp với Trường trung cấp nghề, Trạm khuyến nông của thị xã mở lớp dạy nghề chăn nuôi dê”.

Lê Kiều - Đài Truyền thanh thị xã Tân Châu – An Giang
Nguồn tin: 
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay30,892
  • Tháng hiện tại261,596
  • Tổng lượt truy cập92,639,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây