Học tập đạo đức HCM

Phấn đấu "Xã không còn hộ nghèo" ở Đầm Hà

Thứ bảy - 20/02/2021 08:05
Giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc là mục tiêu xuyên suốt trong các chủ trương và việc làm triển khai cụ thể của Đảng bộ, chính quyền huyện Đầm Hà nhiều năm qua. Những nỗ lực này đã trở thành kết quả hôm nay: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, nhiều phong trào thi đua thiết thực đã nhận được sử đồng tình, hưởng ứng của nhân dân, nhiều xã không còn hộ nghèo...
Do địa bàn ven biển nên xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) có nhiều lợi thế phát triển NTTS, là sinh kế bền vững của nhiều hộ dân địa phương.
Do địa bàn ven biển nên xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) có nhiều lợi thế phát triển NTTS, là sinh kế bền vững của nhiều hộ dân địa phương.

Trong câu chuyện mừng xuân mới, nhiều người dân xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) phấn khởi kể cho chúng tôi về thành tích “xã đầu tiên trong toàn huyện không còn hộ nghèo, cận nghèo” từ năm 2019 đến nay. Điều này, không chỉ hiện diện trong diện mạo nông thôn khang trang, rạng rỡ, mà còn là sự thay đổi rõ rệt trong phong cách sống của người dân trong xã. Họ đã bớt đi những đắn đo trước những nhu cầu về quan tâm chăm sóc sức khỏe, chủ động tiếp cận các dịch vụ y tế tốt, dịch vụ làm đẹp, sôi nổi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, văn nghệ, thể thao. Đồng thời ngày càng có ý thức, trách nhiệm hơn đối với cộng đồng, với xã hội bằng việc tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, cùng đoàn kết bảo vệ môi trường sống, tự quản ANTT...


Nông dân xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) lắp đặt camera để phục vụ quản lý, chăm sóc các ao đầm NTTS.

Có được thành quả này, xã Tân Lập đã rất nỗ lực để tranh thủ hỗ trợ của tỉnh, huyện để phát triển hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân sản xuất phát triển kinh tế. Người dân nông thôn được tham gia trực tiếp vào việc tổ chức, xây dựng các đề án, mô hình sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật... để làm giàu chính đáng. Khi có điều kiện kinh tế hơn, họ đã tích lũy xây dựng nhà cửa, nuôi dạy con cái học hành, ngày ngày phấn đấu mục tiêu để gia đình mình được ăn ngon, mặc đẹp, sống vui, khỏe, hạnh phúc...

Nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của trung ương, của tỉnh, cũng là cách làm mà các xã, thị trấn của huyện Đầm Hà vận dụng để giảm nghèo nhanh, bền vững thời gian qua. Từ các thôn, xã khó khăn, khu vực miền núi, bãi ngang ven biển đều được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình sản xuất, dân sinh, đồng bộ. Qua đó, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiếp cận với các điều kiện thuận lợi về sản xuất, y tế, giáo dục, sinh hoạt thiết yếu của người dân.


Hệ thống đường giao thông được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tốt cho sản xuất, sinh hoạt của người dân các xã, thị trấn của huyện Đầm Hà.

Các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về hỗ trợ người nghèo, cận nghèo cũng quán triệt đồng bộ, rất rõ quan điểm “Trao cần câu chứ không trao con cá”. Cụ thể hóa thành các chương trình như: Trợ vốn tự tạo việc làm, học nghề, giải quyết việc làm; chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế; chính sách về nhà ở xã hội, học phí, viện phí; hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; trao tặng máy móc, công cụ sản xuất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo...

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cũng tham gia tích cực trong tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, quyết tâm vượt khó cho đoàn viên, hội viên và nhân dân; giám sát và phản biện để góp phần đưa các nghị quyết, chính sách đi vào cuộc sống, bám sát tâm tư, nguyện vọng của người dân có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người dân khẳng định rằng, họ không muốn trông chờ thụ động vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mà chỉ có nhu cầu về những chính sách tạo được sinh kế bền vững để có thể chủ động vươn lên từ chính đôi bàn tay của mình.

Sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và đồng thuận của đông đảo nhân dân đã mang lại trái ngọt. Hết năm 2020, kết quả giảm nghèo đều vượt mục tiêu kế hoạch huyện đề ra và tỉnh giao. Cụ thể là có tới 6/9 xã, thị trấn không còn hộ nghèo; toàn huyện chỉ còn 16 hộ nghèo (bằng 15% dân số huyện) và 181 hộ cận nghèo (bằng 1,67% dân số huyện). Việc thi đua “xã không còn hộ nghèo” không phục vụ cho chạy đua thành tích, mà chỉ hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Hoàng Giang/https://quangninh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay23,438
  • Tháng hiện tại90,917
  • Tổng lượt truy cập92,468,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây