Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Mai Văn Bình (SN 1964, ở xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Tôi bén duyên với nghề nuôi tôm từ năm 2001. Thời điểm đó, tôi nuôi tôm trong ao đất. Việc nuôi tôm ở ao đất chịu nhiều tác động của thời tiết và môi trường nên tôm hay bị bệnh, hiệu quả kinh tế không cao".
"Năm 2019, trong lần ra chơi nhà bạn ở tỉnh Thanh Hóa, tôi thấy mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hiệu quả, mang lại thu nhập cao nên về quê dồn tiền xây bể xi măng để nuôi tôm", ông Bình nói.
Theo ông Bình, cuối năm 2019, ông vay mượn ngân hàng được 500 triệu đồng rồi đổ vào đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng với diện tích 500 m2 để nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
Bắt tay vào làm, ông Bình xây mỗi bể nuôi tôm vỏn vẹn 25 m2, chiều cao hơn 1 m. Trong mỗi bể nuôi tôm được lắp đặt máy sục khí, hệ thống dẫn và cấp thoát nước ra ngoài riêng biệt.
Trên các bể nuôi tôm, ông Bình đầu tư khung dàn mái che hình chóp nón.
Ông Mai Văn Bình cho biết: "Đến nay, tôi nuôi tôm trong bể xi măng đã được 5 vụ, cả 5 vụ đều thắng lớn. Mỗi vụ, tôi thả nuôi 12 vạn tôm thẻ chân trắng. Sau 3 tháng thả nuôi đến khi thu hoạch, tôm đạt trọng lượng trung bình 40 con/kg".
"Với giá bán từ 220.000 - 250.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi gần 400 triệu đồng/vụ. So với nuôi tôm ở ao thì nuôi tôm trong bể xi măng mang lại lợi nhuận cao hơn gấp 3 - 4 lần", ông Bình nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm trong bể xi măng, ông Mai Văn Bình cho biết: "Nuôi tôm trong bể xi măng dễ dàng kiểm soát được thức ăn, không để lãng phí và tôm ít bệnh. Muốn nuôi được tôm trong bể xi măng, đầu tiên cần phải tham khảo tình hình thực tế về khí hậu, nhiệt độ ở vùng đó".
"Trong khi nuôi tôm, nhiệt độ trong hồ nuôi chỉ chênh lệch 3 - 5 độ C so với ngoài trời. Phải quản lý môi trường chặt chẽ, không cho các sinh vật phía ngoài xâm nhập vào. Nước trong bể xi măng phải thay thường xuyên", ông Bình cho hay.
Được biết, ông Mai Văn Bình là người tiên phong ở xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nuôi tôm trong bể xi măng. Nhiều người dân trong xã đến học hỏi mô hình nuôi tôm trong bể xi măng của ông và được ông nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm.
Hiện, trên địa bàn xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã có 6 hộ dân triển khai mô hình nuôi tôm trong bể xi măng với tổng diện tích hơn 2.500 m2.
"Từ những tín hiệu tích cực mà mô hình nuôi tôm trong bể xi măng mang lại, thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình này. Đồng thời, Hội cũng sẽ tranh thủ các nguồn vốn, đặc biệt từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng các bể nuôi xi măng để nuôi tôm", ông Trương Văn Tú - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
https://danviet.vn/quang-binh-nuoi-tom-theo-cach-la-nay-khong-lang-phi-thuc-an-tom-it-benh-vu-nao-cung-thang-lon-20210611225000575.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã