Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế

Thứ hai - 14/06/2021 06:59
Dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng việc sản xuất kinh doanh nhưng cộng đồng doanh nghiệp Tiền Giang đã nỗ lực cùng với địa phương vừa chống dịch vừa sản xuất phát triển kinh tế.

Dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu trứng chim cút nhưng ông Trần Nguyễn Hồ, nông dân ở xã Long An (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn duy trì được 2 trang trại rộng 3 ha nuôi khoảng 200.000 con chim cút, có quy mô lớn nhất vùng ĐBSCL. Mỗi ngày, trang trại chim cút Nguyễn Hồ cung ứng gần 200.000 quả trứng cút sang thị trường Nhật, giải quyết việc làm ổn định cho 20 lao động.

Ông Trần Nguyễn Hồ cho biết, dù dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra, giảm lợi nhuận nhưng không chùn bước, quyết tâm duy trì mô hình nuôi chim cút thương phẩm đã gầy dựng hơn 20 năm qua. Nếu hoà vốn hoặc lỗ chút đỉnh cũng sản xuất để giữ được lao động và khách hàng.

Chế biến xoài sấy xuất khẩu tại Công ty TNHH Vina XO. Ảnh: Minh Đảm.

Chế biến xoài sấy xuất khẩu tại Công ty TNHH Vina XO. Ảnh: Minh Đảm.

Còn ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bê tông Minh Tâm (tại xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết, do chủ động được nguồn nguyên liệu, giữ uy tín với khách hàng nên trong bối cảnh dịch Covid-19 doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, tạo việc làm cho hơn 100 công nhân lao động.

Gần đây, ông Nguyễn Minh Tâm còn mở thêm ngành nghề sản xuất, gia công kính cường lực phục vụ cho khách hàng ở khắp vùng ĐBSCL. Trong sản xuất kinh doanh, cán bộ, công nhân lao động luôn chú trọng việc phòng chống dịch Covid-19 để bảo vệ sức khỏe cho mình và khách hàng.

Hiện nay, bệnh Covid-19 ở tỉnh Tiền Giang diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị ở địa phương chung sức phòng chống đại dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các sản phẩm đầu ra có giảm sản lượng và lợi nhuận, nhưng cũng duy trì và phát triển về chất. Hiện nay, nông dân tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục chăm sóc hơn 82.000 ha vườn cây ăn trái, hàng chục nghìn ha rau màu, nuôi 12 triệu con gia cầm, đàn gia súc hơn 300.000 con… vừa cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh vừa phục vụ thi trường TP HCM và các địa phương khác.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng hơn chục nhà máy chế biến trái cây trên địa bàn đang hoạt động tăng tốc. Tiêu biểu như, Công ty TNHH Long Uyên chi nhánh Tiền Giang (huyện Châu Thành), Công ty TNHH chế biến Nông sản Cát Tường (TP Mỹ tho), Công ty TNHH Vina XO (huyện Gò Công Tây), Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam (huyện Gò Công Đông)… đã đưa sản phẩm trái cây xuất sang các thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…

Tại huyện Cái Bè địa phương có hơn 20.000 ha vườn cây ăn trái đặc sản, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đầu mối, nơi giao thương nhiều mặt hàng nông sản với tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Do đó đi đôi với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì việc chăm lo phát triển sản xuất, kinh doanh rất được các cấp chính quyền, các ngành chức năng quan tâm.

Đến thời điểm này, dù dịch bệnh ở địa phương phức tạp nhưng tình hình phát triển kinh tế vẫn ổn định. Ông Trần Văn Út, Chủ tịch UBND huyện Cái Bè cho biết: Trong công tác chống dịch, cả hệ thống chính trị huyện đang vào cuộc.

Về vấn đề phát triển kinh tế ở huyện Cái Bè, các cửa hàng, dịch vụ ăn uống phải thực hiện theo các quy định của tỉnh. Còn lĩnh vực kinh tế nông nghiệp vẫn tạo điều kiện cho các điểm giao thương nhưng phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch. Về xuất khẩu, thu mua lúa gạo, trái cây tạo điều kiện cho phát triển.

Công nhân làm việc tại Nhà máy chế biến nông sản Cát Tường. Ảnh: Minh Đảm.

Công nhân làm việc tại Nhà máy chế biến nông sản Cát Tường. Ảnh: Minh Đảm.

Để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh chưa lắng dịu, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh ở tỉnh Tiền Giang chủ động trong việc liên kết sản xuất, tìm hướng đi mới để tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ. Cụ thể như HTX Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) đã kết nối được với các doanh nghiệp tại các chợ đầu mối, siêu thị ở TP Đà Nẵng, cung cấp khoảng 20 tấn trái cây một ngày, nhất là các loại trái cây đang dội hàng như: thanh long, sầu riêng, sa pô.

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều loại trái cây ế ẩm nên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phước phối hợp với Phòng NN-PTNT tổ chức Chương trình hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn. Chương trình này đã bán được một lượng lớn các loại trái cây như: khóm, thanh long, mít.

Hiện nay, có nhiều dự án tiếp tục được đầu tư vào địa bàn Tiền Giang. Dự án Nhà máy chế biến trái cây, của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thanh Bình, với công suất khoảng 400.000 trái dừa/ngày. Dự án Trung tâm nghiên cứu giống và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến Mê Kông của Công ty TNHH Thương mại xây dựng An Na, có quy mô khoảng 20 ha. Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản, của Công ty TNHH Một thành viên Thiên Hộ, quy mô khoảng 3 ha.

UBND tỉnh Tiền Giang còn xây dựng Kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa. Qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cung ứng đủ lượng hàng hóa cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

MINH ĐẢM – HỮU ĐỨC/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay44,988
  • Tháng hiện tại560,664
  • Tổng lượt truy cập92,938,328
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây