Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Nghề ép dầu đậu phộng truyền thống đắt khách

Thứ hai - 27/04/2020 05:22
Nghề ép dầu đậu phộng (dầu lạc) có từ lâu đời ở Quảng Ngãi. Vào mùa thu hoạch đậu phộng cũng là mùa ép dầu, thời gian này các lò ép thủ công nhộn nhịp, nổi lửa suốt ngày đêm, nhất là ở các vùng trồng đậu của huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thành (57 tuổi, thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi) có cơ sở ép dầu trên 26 năm. Vào mùa cao điểm từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch hàng năm, cơ sở ép dầu của ông hoạt động liên tục từ sáng sớm đến tối muộn.

“Để cho ra một mẻ dầu thơm ngon, đạt chất lượng tốt mất khoảng 3 giờ đồng hồ, chưa kể công đoạn chuẩn bị. Trước khi đưa vào bộng ép, cần phải xay tách vỏ, làm sạch và lựa những hạt đậu to, mẩy để dầu không bị lẫn tạp chất. Hạt đậu được xay thành bột, sau đó hấp chín qua nồi hấp hơi, vô khuôn tạo thành bánh rồi đem vào máy ép thủy lực. Dầu ép ra cần lọc, lắng cặn trong vài ngày mới có thể sử dụng. Nghề này vốn vất vả và lắm công phu như vậy, nhưng gia đình tôi đã gắn bó lâu và cũng muốn giữ nghề truyền thống” - ông Thành chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thành bên máy ép dầu thủy lực

Vào thời gian cao điểm như hiện nay, trung bình mỗi ngày gia đình ông ép được 250 – 300 lít dầu (khoảng 8 – 9 tạ đậu), ngoài lao động chính là 2 vợ chồng, ông còn thuê thêm 2 lao động thường xuyên. Giá công ép 220.000 đồng/tạ đậu. Ngoài ép dầu đậu phộng, gia đình ông còn ép thêm dầu mè (mè trắng, mè đen), dầu hướng dương. Đến gần tết, gia đình ông còn nhận rang sấy tẩm các loại hạt phục vụ tết. Theo ông Thành, một tạ đậu thường ép được khoảng 30 - 34 lít dầu, mỗi lít có giá 90 - 100 nghìn đồng. Ngoài ép gia công cho bà con quanh vùng, ông còn ép bán sỉ lẻ mỗi tháng 1.500 – 2.000 lít trong mùa cao điểm, mang lại thu nhập cho gia đình từ 20 - 25 triệu đồng/tháng.

Bà Bùi Thị Hồng Hạnh (52 tuổi, phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi) mang đậu đến ép tại cơ sở ông Thành, chia sẻ: “Nhà tôi làm đậu phộng chủ yếu ép dầu để ăn, năm nay tôi làm được 2 tạ đậu, ép được gần 70 lít, chủ yếu để cho gia đình sử dụng, chỉ đem bán một ít để mua giống, phân bón đầu tư cho vụ tới. Năm nay đậu được mùa, hạt to đẹp nên cho dầu nhiều, lại vàng sánh và thơm nức”. Bà còn nói thêm “Đậu nhà tôi trồng sạch nên làm dầu rất an toàn, tốt cho sức khỏe, dùng yên tâm hơn so với việc mua dầu canh ngoài thị trường”.

Bà Bùi Thị Hồng Hạnh đang cho dầu đậu phộng vào canh

Tại thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, cơ sở ép dầu của gia đình ông Trịnh Dũng (59 tuổi) cũng rất đông khách. Ông Dũng chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi làm gạch thủ công, từ năm 2009 nhà nước có chủ trương chuyển đổi ngành nghề để giảm ô nhiễm môi trường, tôi đã học nghề ép dầu đậu phộng, đầu tư máy móc, xây dựng cơ sở để ép dầu cho bà con quanh vùng”. Vào mùa cao điểm, cơ sở của ông ép trên 1 tấn đậu/ngày, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên và mang lại thu nhập cho gia đình trên 30 triệu/tháng. Ông chia sẻ thêm: “Lò ép của tôi rất đông khách vì tôi học được bí quyết hấp đậu cho ra sản lượng dầu cao và chất lượng dầu ngon hơn”.

Ông Nguyễn Tấn Đồng (60 tuổi, Phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi) đang mua vỏ đậu, bánh dầu (phần phụ phẩm sau khi ép dầu) cho biết: “Nhà tôi có mấy sào đất, trồng cây ăn trái, rau màu, hoa, năm nào tôi cũng mua bánh dầu, vỏ đậu để cải tạo đất và bón cho cây, vừa an toàn lại hiệu quả. Ngoài ra, bánh dầu còn tận dụng để làm thức ăn cho heo, bò, gà, vịt”.

Với nhu cầu như hiện nay, người dân ngày càng chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch, có nguồn gốc và chất lượng để đảm bảo sức khỏe thì dầu đậu phộng nguyên chất được lựa chọn rất nhiều. Dầu ép tại cơ sở của ông Thành không chỉ bán cho khách địa phương mà còn gửi đi khắp mọi miền tổ quốc. Khi được hỏi về dự định sắp tới, ông cho biết: “Tôi sẽ tìm hiểu công nghệ ép dầu hiện đại hơn để đầu tư cải tiến cơ sở, giảm công lao động và nâng cao sản lượng, chất lượng dầu. Với tôi, nghề này đã gắn bó nhiều năm và tôi vẫn duy trì để giữ nghề truyền thống của cha ông”.

Kim Vân

TT Khuyến nông Quảng Ngãi/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,128
  • Tổng lượt truy cập92,654,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây