Học tập đạo đức HCM

Mô hình chống dịch của Việt Nam là "có một không hai"

Chủ nhật - 26/04/2020 21:44
Mô hình chống dịch của Việt Nam là "có một không hai" vì Việt Nam giáp ranh với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên, nhưng đã thoát khỏi đại dịch mà không có ca tử vong.

Theo TTXVN, trang mạng kommersant.ru của Nga vừa đăng bài đánh giá cao hiệu quả mô hình chống dịch COVID-19 của Việt Nam, cũng như nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác chống dịch ở khu vực Đông Nam Á với tư cách là Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Trang kommersant.ru đưa tin Việt Nam đã nới lỏng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vốn được áp đặt từ ngày 1/4 tại các tỉnh, thành lớn nhất của đất nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, sau khi các biện pháp chống dịch phát huy hiệu quả.

Bài viết dẫn báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam vào sáng 22/4, theo đó Việt Nam trong vòng 6 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm ở Việt Nam là 268 người, trong đó 222 người đã khỏi bệnh và không có ca tử vong.

Theo bài viết, mô hình chống dịch của Việt Nam là "có một không hai" vì Việt Nam giáp ranh với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên, nhưng đã thoát khỏi đại dịch mà không có ca tử vong.

Trang mạng kommersant.ru nhấn mạnh sự khác biệt về cách thức phòng, chống dịch bệnh giữa Việt Nam với các quốc gia khác cũng thành công ở châu Á là Việt Nam đã ngăn chặn được dịch bệnh với chi phí tối thiểu, không xét nghiệm hàng loạt và tích cực tận dụng công nghệ số để kiểm soát cơ chế tự cách ly. 

Theo bài viết, các biện pháp cách ly xã hội chặt chẽ đã giúp quốc gia 95 triệu dân có đường biên giới chung với Trung Quốc này tránh được đại dịch. Việt Nam không đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm hàng loạt nên đã chọn phương thức chống dịch với nguồn ngân sách thấp, bằng cách cô lập các ổ dịch và tích cực phòng bệnh.

Bài viết nêu rõ "bí quyết" của Việt Nam là "phân loại các mức độ rủi ro". Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã chia 63 tỉnh, thành phố của đất nước thành nhiều khu vực với mức độ rủi ro nhiễm bệnh cao, trung bình và thấp.

Theo đó, các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng tùy thuộc tình hình dịch bệnh được xác định ở cấp độ nào tại tỉnh hay thành phố đó. Việc phân loại rủi ro có tính đến một số yếu tố chính như vị trí địa lý khu vực, số lượng và mật độ dân số, số lượng các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng, các địa điểm có người nước ngoài, cũng như khả năng của hệ thống y tế và khả năng ứng phó với dịch bệnh. 

Cũng theo bài viết "chính người dân Việt Nam đã khẳng định vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một yếu tố quan trọng không nhỏ làm nên thành công trên". Đảng Cộng sản Việt Nam đã kêu gọi người dân đoàn kết và coi cuộc chiến chống đại dịch như một cuộc đối đầu với kẻ thù.

Trang kommersant.ru dẫn đánh giá của ông Peter Mumford, chuyên gia thuộc Công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group của Mỹ, cho rằng: "Chính quyền Việt Nam đã hành động ngoài mong đợi, nhanh chóng đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại và tiếp xúc tại các khu vực có dịch".

Bài báo cũng lưu ý trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng tại khu vực Đông Nam Á, với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hồi tuần trước đã triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam với các nước này và nhất trí tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Trang kommersant.ru còn đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tiến hành điện đàm với người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin, mời Thủ tướng Nga thăm chính thức Hà Nội ngay sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Cơ quan báo chí của Thủ tướng Nga cho biết hai bên đã thảo luận triển vọng tăng cường mối quan hệ hợp tác lẫn nhau giữa hai nước trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, trong đó chú trọng tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa giới chuyên gia y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe giữa Nga và Việt Nam./.

chinhphu.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay48,023
  • Tháng hiện tại221,258
  • Tổng lượt truy cập88,899,592
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây