Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi gia công cho Công ty C.P: “Lợi nhuận mang đi, ô nhiễm môi trường để lại”

Chủ nhật - 26/04/2020 06:28
KTNT Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam, thành viên của C.P Thái Lan (Tập đoàn Charoen Pokphand), từ khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng, chuỗi trang trại của CP bị người dân nhiều địa phương tố xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều trang trại chăn nuôi cho Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam tại Hà Nam (Công ty C.P) bị người dân tố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sản xuất nông nghiệp. Không chỉ có vậy, người dân còn cho rằng: “Lợi nhuận thì C.P mang đi, ô nhiễm môi trường để lại người dân phải gánh chịu nhiều năm sau đó”.
 

Nước từ trang trại của C.P tại xã Tràng An (huyện Bình Lục) thải ra đen ngòm có mùi hôi nồng nặc


 
Trước đó, Kinh tế nông thôn có bài “Hà Nam: Trại nuôi lợn của Công ty Đông Xuân và Công ty C.P bức tử môi trường, phản ánh tình trạng gây ô nhiễm môi trường vì trong quá trình chăn nuôi, nước thải và phân lợn của Công ty Đông Xuân và Công ty C.P đã xả ra đồng ruộng, ra kênh tưới tiêu tại xã Tiêu Động (huyện Bình Lục) gây mùi hôi thối khiến người dân phải đóng cửa nhà, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do nguồn nước bị ô nhiễm.
 
Nhiều người dân xã Trịnh Xá (thành phố Phủ Lý) và xã An Ninh (huyện Bình Lục) tiếp tục bức xúc phản ánh về việc trang trại nuôi lợn của ông Trần Quốc Cường và ông Trần Quốc Hùng ở thôn An Thái, xã Tràng An, huyện Bình Lục và trang trại nuôi lợn của Công ty TNHH Thắng Linh (tất cả các trang trại này đều chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần C.P tại Hà Nam) xả nước thải, phân lợn ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 

 Nước thải của trang trại trên địa bàn xã Tràng An chảy ra Kênh BH5 có mùi hôi thối nồng nặc.


Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Đức Thành, Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá, khẳng định, trang trại nuôi lợn của ông Trần Quốc Cường và ông Trần Quốc Hùng ở thôn An Thái, xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến người dân xóm Hoàng, thôn An Hòa. Nước thải của 2 trang trại này chảy thẳng ra Kênh BH5, kênh này chảy dọc qua UBND xã và chảy ra sông Châu Giang.
 
Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá cho biết, 2 trang trại trên nằm trên địa bàn xã Tràng An nhưng người dân xóm Hoàng, thôn An Hòa chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi có gió Đông, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và UBND xã đều phải đóng cửa vì không chịu được mùi hôi thối của chất thải và phân lợn.
 

 Kênh BH5 đi qua Trường Mầm non, UBND xã Tràng An rồi chảy ra sông Châu Giang


Ông Thành cho biết thêm, năm trước xã có đoàn UBND tỉnh Hà Nam về làm việc. Trong khi đang trao đổi thì mùi hôi thối bay tới, không chịu được, lãnh đạo tỉnh ngay sau đó chỉ đạo Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra và xử phạt nhưng chỉ sau đó đâu lại vào đấy, nguy hiểm nhất là nước thải, chất thải chảy ra sông Châu Giang, nơi mà có các nhà máy nước sạch phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
 
Khu chất thải đặc sánh đen ngòm có mùi hôi thối nồng nặc tại trang trại nuôi lợn của Công ty Thắng Linh ở xã An Ninh.

Cũng theo phản ánh của người dân xóm 3, xã An Ninh, việc trang trại nuôi lợn của Công ty Thắng Linh, nuôi gia công cho Công ty C.P, nhiều năm qua xả thải ra sông Châu Giang gây ô nhiễm nghiêm trọng, đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền xã, huyện. "Trang trại này thường xuyên xả thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn nước, sức khoẻ và đời sống của người dân nơi đây nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm”, một người dân cho biết.
 

Chất thải, nước thải  trang trại của Công ty Thắng Linh đục cống chảy thẳng xuống sông Châu Giang.

Ông T.Đ.V, người dân tại đây cũng cho biết: “Như tôi tìm hiểu, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các trang trại chăn nuôi phải cách khu dân cư ít nhất 500m. Thế nhưng anh (PV) nhìn xem, trang trại này nằm liền kề khu dân cư, khoảng cách chắc chưa đầy 100m. Xung quanh là hồ chứa phân lợn, một hồ thì nằm sát bờ sông, một hồ thì sát với đường đi. Chính vì phân lợn tràn ngập như thế nên những ngày nắng nóng, trời nồm, người dân mấy thôn quanh đây phải sống chung với mùi hôi thối. Khổ nhất là trẻ con, thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp”, ông V. nói.
 

 Chất thải từ trang trại của Công ty Thắng Linh chảy ra sông Châu Giang, nơi có nhà máy nước sạch phục vụ người dân 3 xã An Ninh, An Nội và Vũ Bản.


Theo ghi nhận của PV, nơi xây dựng trang trại là khu vực bãi bồi của sông Châu Giang, xung quanh xây dựng tường bao, phía sau là một khu ao rộng lớn với ngập ngụa phân lợn, nước thải đen xì, đặc quánh. Lần theo tường bao quanh của trang trại, phóng viên phát hiện ra một vị trí đặt cống xả thải trực tiếp từ phía trong hồ chứa phân của trại lợn xả thẳng ra sông Châu Giang mà không qua xử lý. Tại thời điểm ghi nhận, cống xả vẫn đang được mở, lúc này phân lợn không chảy ra, thế nhưng, dấu vết tại đây cho thấy lượng phân lợn trước đó đã được xả ra rất lớn. Từ miệng cống, phân lợn tràn ngập trên bờ, dưới sông và chảy về phía hạ nguồn.
 
Liên quan đến sự việc trên, ông Phạm Trọng Tâm, Chủ tịch UBND xã An Ninh, thừa nhận, việc trang trại nuôi lợn gia công cho C.P của Công ty Thắng Linh xả thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là đúng như những gì người dân phản ánh.
 
“Người dân tại đây cũng đã nhiều lần phản ánh về việc công ty này xả thải, phân lợn ra sông gây ô nhiêm. Huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường đã về kiểm tra và năm nào cũng xử phạt công ty này”, ông Tâm cho biết.
 
Cũng theo ông Phạm Trọng Tâm, ngay gần với trại nuôi lợn này là nhà máy nước sạch Mỹ Đà, nơi cung cấp nước sạch cho người dân các xã An Ninh, An Nội, Vũ Bản với khoảng 20.000 hộ dân sử dụng.
 
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay20,968
  • Tháng hiện tại264,724
  • Tổng lượt truy cập90,328,117
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây