Học tập đạo đức HCM

Dự báo toàn cảnh sâu bệnh vụ hè thu Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Chủ nhật - 26/04/2020 06:40
Ngành BVTV các địa phương thường xuyên bám sát ruộng đồng, thực hiện chế độ báo cáo tình hình sâu bệnh hại, kết quả phòng trừ và những kiến nghị, đề xuất kịp thời.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết năm 2020 diễn biến phức tạp, không chỉ gây bất thuận cho kế hoạch gieo sạ, thời vụ, sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ hè thu, mà còn tạo điều kiện cho một số sinh vật gây hại cây trồng gia tăng trên địa bàn Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đây cũng là thách thức lớn cho công tác dự báo, hướng dẫn và chỉ đạo phòng chống sâu bệnh hại trên cây trồng của ngành chức năng.

Theo Cục BVTV, trong vụ hè thu năm 2020, trên địa bàn Nam Trung bộ và Tây Nguyên rầy nâu và rầy lưng trắng phát sinh ngay từ đầu vụ, tăng dần về mật độ, diện tích nhiễm và đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa đòng - chắc xanh; gây cháy rầy vào giai đoạn lúa chắc xanh – đỏ đuôi.

Rầy sẽ phát sinh vào đầu tháng 6 gây hại trên lúa xuân hè ở giai đoạn đòng trỗ - ngậm sữa và lúa hè thu sớm ở giai đoạn đẻ nhánh. Tiếp đến, rầy sẽ phát sinh đợt 2 từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, gây hại lúa hè thu chân 2 vụ ở giai đoạn đòng trỗ - ngậm sữa.

Nông dân Bình Định tăng cường diệt chuột bảo vệ lúa vụ hè thu năm 2020. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nông dân Bình Định tăng cường diệt chuột bảo vệ lúa vụ hè thu năm 2020. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Chuột cũng sẽ tập trung gây hại giống vừa gieo sạ và khi cây lúa đẻ nhánh – làm đòng trên lúa xuân hè, hè thu và vụ mùa. Đợt 1 chuột hại giống lúa gieo sạ vụ xuân hè vào đầu tháng 4; đến nửa cuối tháng 5 đầu tháng 6 sẽ tiếp tục gây hại lúa xuân hè đang làm đòng và hại giống lúa gieo sạ vụ hè thu. Giống lúa gieo sạ vụ 3 cũng sẽ bị chuột gây hại vào thời điểm cuối tháng 7.

Bệnh đạo ôn lá sẽ gây hại trên lúa mùa, đặc biệt là ở Tây Nguyên, tỉnh Bình Thuận và một số địa phương khác. Nhất là ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái vào cuối tháng 6 đầu tháng 7; bệnh đạo ôn cổ bông cũng sẽ gây hại vào đầu tháng 8 trên lúa vụ mùa ở giai đoạn trỗ bông – ngậm sữa.

Bên cạnh đó, bệnh lem lép thối hạt sẽ phát sinh gây hại nặng trên giống nhiễm ở giai đoạn lúa trỗ - ngậm sữa trong điều kiện nắng nóng xen kẽ mưa giông. Sẽ có 2 thời điểm bùng phát chính: Từ đầu đến giữa tháng 6 sẽ gây hại lúa xuân hè ở vùng đồng bằng; từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 bệnh lem lép thối hạt sẽ hại lúa vụ hè thu, vụ mùa trên diện rộng.

Bệnh khô vằn sẽ phát sinh gây hại mạnh lúa xuân hè và hè thu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 ở vùng đồng bằng; từ nửa cuối tháng 7 đến hết tháng 8 sẽ gây hại lúa hè thu ở đồng bằng và từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 sẽ gây hại lúa mùa ở Tây Nguyên.

Lúa vụ hè thu 2020 vừa gieo sạ nông dân Bình Định đã bơm thuốc trừ cỏ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Lúa vụ hè thu 2020 vừa gieo sạ nông dân Bình Định đã bơm thuốc trừ cỏ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sâu đục thân 2 chấm phát sinh gây hại tập trung tại những tỉnh sản xuất nhiều vụ lúa và nhiều trà lúa trong năm, như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai. Cụ thể, đợt 1 sâu đục thân 2 chấm sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, chủ yếu trên đồng lúa của các tỉnh còn đang sản xuất 3 vụ lúa/năm như: Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đợt 2 xuất hiện vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 ở đồng bằng và trong tháng 8 đến đầu tháng 9 gây hại lúa ở Tây Nguyên.

“Ngoài ra, trong điều kiện khô hạn kéo dài, các địa phương cần theo dõi, phòng trừ bọ trĩ ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, nhện gié hại trên lúa đòng trỗ - chắc xanh; sâu cuốn lá nhỏ gia tăng hại chân lúa vụ 3 và lúa mùa ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng vào cuối tháng 7 và giữa tháng 9”, ông Lương Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm BVTV miền Trung, cho biết.

Ông Tuấn cũng khuyến cáo các địa phương cần chú ý bệnh khảm lá virus hại sắn từ tháng 6 đến tháng 8 trên những diện tích trồng mới, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, đối với cây sắn trong điều kiện khô hạn cũng cần chú ý bọ phấn, rệp sáp bột hồng, rệp sáp, nhện đỏ, bệnh chổi rồng đang có xu thế lây lan. “Các tỉnh đã nhiễm bệnh khảm virus cần phân công cán bộ BVTV bám sát địa bàn, kiểm soát, quản lý tốt nguồn hom giống bị bệnh. Tuyên truyền, vận động nông dân tự nhổ bỏ, tiêu hủy cây sắn bị bệnh. Không dùng giống nhiễm bệnh, đặc biệt là giống HSL – 11 và giống không rõ nguồn gốc trồng lại trên diện tích đã thu hoạch”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đồng chè ở Gia Lai. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Đồng chè ở Gia Lai. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cũng theo khuyến cáo của ông Tuấn, trong điều kiện khô hạn, rệp sáp và rệp vảy sẽ phát sinh gây hại cây cà phê từ tháng 5 đến tháng 8, giai đoạn nắng nóng xen kẽ mưa giông. Bệnh gỉ sắt gây hại mạnh vào cuối năm ở các tỉnh Tây Nguyên. Mưa và ẩm độ cao là điều kiện cho bọ xít muỗi gây hại cà phê chè ở Lâm Đồng, nhất là giai đoạn ra chồi non, quả non. Bọ cánh cứng gây hại cà phê ở Kon Tum từ tháng 5 đến tháng 9, nhất là thời kỳ có mưa giông vào chiều tối, giai đoạn cây ra chồi non và quả non. Ngoài ra, bệnh khô cành, nấm hồng sẽ hại mạnh các vườn cà phê đã già và không được đầu tư chăm sóc tốt.

Các cây tiêu, mía, điều, dừa, sầu riêng cũng sẽ bị nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại tại nhiều thời điểm trong năm. Đặc biệt là bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu; bọ xít muỗi, bệnh thán thư trên cây điều; sâu non bọ hung, sâu non xén tóc, sâu đục thân, bệnh than, bọ trĩ hại mía ở giai đoạn cây đâm chồi, đẻ nhánh. Cây sầu riêng bị bệnh do nấm Phytophthora sp sẽ phát sinh và gia tăng gây hại mạnh vào các tháng 11 và 12, thời điểm sau thu hoạch. Cây thanh long bị bệnh đốm nâu phát sinh gây hại tăng dần vào các tháng mùa mưa và bệnh thối cành, thối quả sẽ gia tăng gây hại khi chiều tối có mưa rào và mưa giông từ tháng 5 đến tháng 8.

“Các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền để nông dân tuân thủ lịch thời vụ để lúa trỗ an toàn, né được những bất lợi của thời tiết, các cao điểm sâu bệnh gây hại; đẩy mạnh diện tích ứng dụng IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm trên cây lúa và các TBKT, quy trình kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngành BVTV các địa phương phải thường xuyên bám sát ruộng đồng, thực hiện chế độ báo cáo tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn, kết quả phòng trừ và những kiến nghị, đề xuất về Cục BVTV để Cục kịp thời tổng hợp, báo cáo để Bộ NN-PTNT chỉ đạo xử lý”, ông Lương Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm BVTV miền Trung.

Vũ Đình Thung - Đăng Lâm/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại270,562
  • Tổng lượt truy cập92,648,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây