Trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt (gọi tắt là Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt) được Công ty Vinamilk xây dựng tại xã Tu Tra (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) là trang trại bò sữa chuẩn hữu cơ đầu tiên ở Việt Nam. Tháng 10/2016, Trang trại Organic Đà Lạt, được tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận là Trang trại bò sữa Organic tiêu chuẩn châu Âu. Tại đây, doanh nghiệp này chăn nuôi khoảng
Hiện nay Vinamilk đang sở hữu 13 trang trại đạt chuẩn quốc tế trên cả nước và 1 tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào. Tổng đàn bò sữa do Vinamilk quản lý và khai thác sữa đạt xấp xỉ 150.000 con, giúp cung ứng cho thị trường trên 1 triệu lít sữa tươi nguyên liệu/ngày. Với các dự án đang thực hiện, dự kiến đến năm 2022-2023, đàn bò tại các trang trại của Vinamilk sẽ tăng thêm 20.000 con, gia tăng nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
1.000 bò sữa và trong số này hiện có khoảng 500 bò cho khai thác sữa với năng suất bình quân mỗi con khoảng 24kg/ngày.
Để đảm bảo các tiêu chí về nông nghiệp hữu cơ, doanh nghiệp này đã thực hiện quy trình chăn nuôi đặc biệt với các tiêu chí: không sử dụng hoc-moon tăng trưởng cho bò, không dư lượng thuốc kháng sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng cỏ chăn nuôi bò.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Chăn nuôi Thú y, Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt cho hay, quy trình chăm sóc đàn bò tại công ty phải đảm bảo không chịu sự can thiệp của các loại hóa chất, hoc – moon tăng trưởng. Bò được chăn thả trên cánh đồng cỏ hữu cơ hoàn toàn tự nhiên. Cỏ tại đây không chịu sự can thiệp của các loại hóa chất, phân bón hóa học hoặc chất biến đổi gen.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Sơn, trang trại đã trồng các loại cây thuốc nam để áp dụng vào phòng ngừa dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho bò và bê con.
Đây là những cây thuốc quen thuộc trong dân gian và được dùng dưới dạng thức ăn hoặc điều chế thành thuốc. Điều đặc biệt, các cây thuốc này cũng được chăm bón theo quy trình hữu cơ, không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt cũng là 1 trong những trang trại tiên phong của Vinamilk đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời, góp phần giúp gia tăng tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, vận dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động trong khi giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Về con giống, Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt nhập bò từ những trang trại hữu cơ ở New Zealand và Úc và nuôi dưỡng.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt đang áp dụng quy trình chăn nuôi, quản lý theo công nghệ 4.0 từ đầu vào đến đầu ra theo công nghệ Mỹ, Nhật, châu Âu. Với quy trình này, đàn bò được chăm sóc kỹ lưỡng, đảm bảo về sức khỏe để nâng cao năng suất và chất lượng sữa. Đàn bò được đưa lên vắt sữa 3 lần/ngày với năng suất sữa bình quân khoảng 24kg/con/ngày.
Hệ thống chuồng nuôi được làm mát tự động, bò được nằm đệm mềm, xốp đệm. Ngoài ra, trong chuồng được trang bị hệ thống thu gom phân tự động. Cũng ở các chuồng nuôi này, hệ thống chổi massage, hệ thống cấp nước uống, rải thức ăn được xây dựng bài bản, khoa học giúp đàn bò có môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
Thức ăn được cung cấp với công thức riêng cho từng lứa tuổi của bò và được quản lý bởi hệ thống quản lý khẩu phần tiên tiến, hàng đầu trên thế giới. Hệ thống này giúp theo dõi, đo lường và kiểm soát chất lượng thức ăn phù hợp theo các giai đoạn phát triển của bò. Thông tin được lưu trữ điện toán đám mây cho phép các chuyên gia dinh dưỡng của Vinamilk đưa ra đề xuất hoặc điều chỉnh khẩu phần phù hợp nhanh chóng tại bất cứ đâu mà không cần phải có mặt tại trang trại.
Toàn bộ đàn bò sữa tại Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt được đeo chip điện tử để kiểm soát hoạt động, khả năng nhai lại, tình hình sức khỏe, bệnh tật và khả năng thụ thai, sinh sản từng cá thể bò. Những thông tin này được cập nhật liên tục thông qua hệ thống mạng nội bộ và phần mềm đặc biệt, tự động kết nối với hệ thống máy tính trung tâm. Từ đó cung cấp cho người quản lý đầy đủ thông tin của từng cá thể để có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc cần thiết cho mỗi cô bò.
Theo đại diện Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, hiện nay, doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống làm mát tự động. Hệ thống cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió từ môi trường được xây dựng để từ đó lập trình, đưa ra chế độ vận hành tự động tối ưu nhất để làm mát cho đàn bò.
Ngoài ra, trang trại này cũng trang bị phần mềm quản lý thuốc thú y để quản lý lịch sử bệnh cũng như theo dõi điều trị của từng cá thể bò bê, giúp cho bác sĩ thú y có thể quản lý tốt nhất tiến trình điều trị và quản lý chi phí điều trị cho bò. Phần mềm này lưu trữ dữ liệu bệnh lý của bò từ giai đoạn sơ sinh cho đến hết vòng đời. Giúp cho bác sĩ thú y có cái nhìn toàn diện về hồ sơ sức khỏe của từng cá thể để đảm bảo dịch vụ chữa bệnh tốt nhất.
Hiện tại, Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt có khoảng 500 bò cho khai thác sữa với năng suất bình quân mỗi con khoảng 24kg/ngày. Trung bình, mỗi năm, trang trại sản xuất khoảng 4.400 tấn sữa tươi đạt chuẩn Organic.
Ông Huỳnh Văn Minh, Cán bộ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho biết, hiện nay chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng hơn 24 nghìn con. Riêng Vinamilk khoảng 3 nghìn con, trong đó chăn nuôi hữu cơ khoảng 1.000 con. Về sản xuất bò sữa hữu cơ Vinamilk, đây không phải mô hình riêng của tỉnh Lâm Đồng mà của cả nước. Thời gian qua, vấn đề chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ là xu hướng để phát triển chăn nuôi bền vững. Đối với Organic của Vinamilk thì đây là mô hình hiệu quả để các địa phương tham khảo, nhân rộng.
Minh Hậu - Kim Sơ/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã