Học tập đạo đức HCM

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chương trình kỳ họp thứ nhất và chương trình giám sát, xây dựng pháp luật

Thứ năm - 17/06/2021 05:25
Ngày 14/6, tại Phiên họp thứ 57, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chương trình kỳ họp thứ nhất và chương trình giám sát, xây dựng pháp luật

Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào 20/7 và làm việc trong 11,5 ngày, trong đó dành 5 ngày cho công tác bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao, gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng; các phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Phó thủ tướng; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc hội, các thành viên Chính phủ...

Ngoài công tác nhân sự, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét một số nội dung khác trong 6 ngày, dành nửa ngày dự phòng. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, căn cứ kết luận của Thường vụ Quốc hội, dự kiến chương trình kỳ họp tới được bổ sung nội dung về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi thanh toán khoản bù giá trong bao tiêu sản phẩm Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn...

Ngoài ra, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 cùng các kế hoạch tài chính 5 năm và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đề nghị bổ sung vào kỳ họp nội dung về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025; bổ sung báo cáo về việc thực hiện (hoặc Đề án) xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030...

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. (Ảnh quochoi.vn)

 

 

Về điều chỉnh chương trình năm 2021 , Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê vào chương trình năm 2021 và chương trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 2 theo quy trình xem xét thông qua tại một kỳ họp. Như vậy, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XV dự kiến sẽ xem xét, thông qua 1 dự án luật theo quy trình một kỳ họp mới được bổ sung và cho ý kiến 6 dự án luật khác đã có trong Chương trình từ trước gồm: Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Cảnh sát cơ động), là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XV. Chương trình cho ý kiến với 3 dự án (Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Dầu khí (sửa đổi).

Về dự kiến Chương trình năm 2022 , Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất ý kiến đề nghị của Chính phủ và ý kiến của các cơ quan thẩm tra đối với 4 dự án luật được bổ sung đưa vào chương trình năm 2022. Dự kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 và cho ý kiến, thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 điều chỉnh năm 2022 và cho ý kiến của 3 dự án luật khác gồm: Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Dầu khí (sửa đổi). Tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội xem xét, thông qua gồm với 3 dự án luật đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.

Về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 : Trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp và đưa ra xin ý kiến 06 chuyên đề để lựa chọn cụ thể như: Chuyên đề 1, việc thực hiện pháp luật về công tác lập quy hoạch giai đoạn 2021-2030; Chuyên đề 2, việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí (trọng tâm về tài chính, tài sản công, mua sắm công, dịch vụ sự nghiệp công…); Chuyên đề 3, việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021; Chuyên đề 4, việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội) và kinh doanh bất động sản trong giai đoạn 2015-2020; Chuyên đề 5, việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2012 đến ngày 01/7/2021; Chuyên đề 6, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển năng lượng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên thảo luận . (Ảnh quochoi.vn)

 

 

Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, 06 nội dung này đều rất cần thiết. Chủ tịch Quốc hội đề xuất, trước hết Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn 04 sau đó đưa ra Quốc hội sẽ chọn 02 nội dung, còn 02 nội dung nữa sẽ là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng khuyến nghị 02 nội dung còn lại nếu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đưa vào chương trình giám sát hoặc giải trình.

Trước đó , ngày 10/6, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành nghị quyết công bố kết quả bầu cử và danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có 7 đại biểu trúng cử được bầu tại Hà Tĩnh (theo A, B, C...), gồm: (1). Ông Hà Thọ Bình, Thiếu tướng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu IV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu IV; (2). Ông Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; (3). Ông Trần Đình Gia, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hộI; (4). Ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; (5). Bà Bùi Thị Quỳnh Thơ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh; (6). Bà Phan Thị Nguyệt Thu, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh; (7). Ông Lê Anh Tuấn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Ucraina. Hiện Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đang chỉ đạo Văn phòng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung và các điều kiện đảm bảo để tham gia Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV./.


Quang Đức/http://dbndhatinh.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm185
  • Hôm nay30,611
  • Tháng hiện tại209,178
  • Tổng lượt truy cập90,272,571
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây