Học tập đạo đức HCM

Tận dụng 120 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi

Thứ sáu - 16/07/2021 21:24
Trong 120 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp hàng năm của Việt Nam, 90 triệu tấn có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: DV.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: DV.

Trước việc giá mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho lợn, gia cầm thời gian gần đây liên tục tăng mạnh thiết lập đỉnh mới, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, đây hoàn toàn là điều kiện khách quan.

Bởi trên 90% nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu, trong đó chủ yếu là ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt cá, DCP,… Chỉ mới 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu trên 10 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản các loại.

Do đó, với sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ ngũ cốc dành cho lợn và gia cầm, ông Chinh khẳng định, trước mắt Việt Nam vẫn phải chấp nhận theo giá chung của thị trường thế giới cũng như mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hoạt động logistics.

Cũng theo ông Tống Xuân Chinh, về lâu dài, việc chúng ta mong muốn tự chủ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho lợn, gia cầm cũng là điều hết sức khó khăn, bởi Việt Nam thực sự không có thế mạnh so với các nước về sản xuất ngô hay đậu tương.

Bằng chứng, ngô của Việt Nam bao năm qua năng suất chỉ loanh quanh 5 - 6 tấn/ha trong khi ngô của Mỹ năng suất trên 10 tấn/ha, thu hoạch bằng máy, bảo quản trong silo lạnh 10 hạt như 1 nên ngô của Việt Nam gần như không cạnh tranh được về giá và chất lượng. Tương tự, với đậu tương, sản lượng đậu tương hàng năm của Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu làm đậu phụ.

Với mặt hàng lúa gạo, các nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu hết các giống lúa của Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chí về dinh dưỡng để làm thức ăn chăn nuôi. Hiện chỉ có cám gạo và sắn (mỳ) có thể dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi, song cũng rất hạn chế về công nghệ chế biến nên nguồn sắn lát vẫn chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ để tận dụng lợi thế thức ăn xanh, thức ăn thô là hướng phát triển quan trọng của ngành chăn nuôi giai đoạn tới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: TL.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ để tận dụng lợi thế thức ăn xanh, thức ăn thô là hướng phát triển quan trọng của ngành chăn nuôi giai đoạn tới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: TL.

Do đó, trong chiến lược phát triển chăn nuôi và đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, Cục Chăn nuôi xác định, cần phải tập trung đẩy mạnh các quy trình, công nghệ chế biến phụ phẩm trong ngành trồng trọt, thủy sản để sản xuất ra những sản phẩm thức ăn có thế mạnh nội địa.

Theo số liệu thống kê, hiện mỗi năm Việt Nam có trên 120 triệu tấn phụ phẩm trong nông nghiệp, trong đó 30 triệu tấn dùng làm đệm lót sinh học, 90 triệu tấn còn lại có thể làm thức ăn chăn nuôi (40/90 triệu tấn là rơm dùng làm thức ăn cho động vật nhai lại).

“Hiện nay, Hàn Quốc có công nghệ thu hoạch rơm ngay trong quá trình gặt lúa, sau đó phun chế phẩm sinh học vào rồi đóng gói, ủ chua làm thức ăn cho gia súc nhai lại bảo quản được tới 2 năm. Đây là một hướng phát triển quan trọng mà ngành chăn nuôi Việt Nam cần hướng tới trong giai đoạn tới", Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.

Thực tế, trong khi Việt Nam phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2020, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu xuất khẩu thành công sản phẩm thức ăn thô xanh ra thị trường thế giới.

Cụ thể, hiện Việt Nam có 39 doanh nghiệp xuất khẩu thức ăn thô xanh, bao gồm ngô sinh khối ủ chua, cỏ ủ chua, rơm ủ chua, thức ăn tia gamma, đệm lót sinh học,… với sản lượng 225.000 tấn, trị giá 22,3 triệu USD.

Nguyên Huân/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,876
  • Tổng lượt truy cập90,246,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây