Học tập đạo đức HCM

Phát triển ổn định ngành tôm trong tình hình mới

Thứ sáu - 16/07/2021 23:43
Sáng ngày 16/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển bàn giải pháp phát triển ngành tôm năm 2021 và triển khai Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các tháng đầu năm 2020, việc triển khai sản xuất tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 và xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến sản lượng tôm nước lợ bị ảnh hưởng, đặc biệt ở khu vực nuôi tôm sú quảng canh. Đến các tháng cuối năm 2020, tình hình sản xuất tôm nước lợ đã có sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được khống chế, việc xuất khẩu mặt hàng tôm nước lợ được khôi phục.

Năm 2020, diện tích nuôi thả tôm đạt 742.483ha, bằng 104,2% so với năm 2019, trong đó, diện tích nuôi tôm sú 629.065ha, tôm thẻ chân trắng 113.418ha; sản lượng thu hoạch đạt 900.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Đánh giá về hiện trạng của ngành tôm trong 6 tháng đầu năm, Tổng Cục Thủy sản cho biết, sản lượng tôm giống ước đạt 55 tỷ con; trong đó, tôm thẻ chân trắng là 40,7 tỷ con, tôm sú 14,3 tỷ con (bằng 109% so với cùng kỳ năm 2020). Về kết quả nuôi tôm thương phẩm và xuất khẩu, sản lượng tôm nước lợ đạt 371 nghìn tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó sản lượng tôm sú đạt 113 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 258 nghìn tấn. Ước kim ngạch xuất khẩu tôm trong 6 tháng qua đạt 1,5 tỷ USD; trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD. Theo kế hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ thì năm nay nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 con; cả nước duy trì, phát triển ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ là 740 nghìn ha; sản lượng tôm các loại đạt 980 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,8-4,0 tỷ USD…

Tại Hội nghị, cùng với việc triển khai Quyết định 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng kết quả xuất khẩu tôm năm 2020 và dự báo thị trường tiêu thụ tôm năm 2021; chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, bàn giải pháp khắc phục, tận dụng cơ hội để duy trì sự phát triển ổn định của ngành tôm trong tình hình mới; công tác kiểm soát chất lượng, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong tôm nuôi nước lợ; giải pháp phát triển nuôi tôm năm 2021; một số tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi tôm nước lợ…

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2021, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, xâm nhập mặn; thời tiết khí hậu bất thường, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phát sinh dịch bệnh; diễn biến dịch Covid-19 và cạnh tranh thương mại quốc tế khó lường. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, thách thức, ngành tôm nước ta đang có cơ hội với nền tảng về tiềm năng, lợi thế tự nhiên, với đội ngũ doanh nghiệp có hơn 20 năm kinh nghiệm từ khâu sản xuất đến chế biến, xuất khẩu. Sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị từ Chính phủ, Bộ, ngành, chính quyền địa phương đến doanh nghiệp, người dân sẽ tiếp tục tạo đà cho sản xuất phát triển. Đặc biệt, các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký kết sẽ mở rộng cơ hội về thị trường cho sản phẩm, nhất là tôm, cá tra.

“Tôi muốn nhân cơ hội này để các đồng chí nắm chắc, bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để chỉ đạo, phát triển sản xuất thủy sản tại địa phương theo đúng định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Để thực hiện “mục tiêu kép” của ngành thủy sản, bao gồm của ngành tôm, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa. Vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, mục tiêu đầu tiên chúng ta cần cố gắng là duy trì tốt sản lượng, cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao cho chế biến. Đây là yếu tố quan trọng vì lĩnh vực thủy sản dễ bị tác động bởi thời tiết, đặc biệt trong tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu như hiện nay và sự cạnh tranh khốc liệt tại các thị trường nhập khẩu. Mục tiêu tiếp theo là xử lý các vấn đề tồn tại trong chuỗi liên kết như tổ chức sản xuất, chế biến, chiến lược duy trì và phát triển thị trường.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương thực hiệt tốt kế hoạch sản xuất tôm nước lợ năm 2021; chỉ đạo thực hiệt tốt các quy định về điều kiện nuôi, đăng ký đối tượng nuôi chủ lực. Đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn, nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao... và các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giúp người nuôi, doanh nghiệp giảm thiệt hại và chủ động sản xuất. Các tỉnh, thành cần thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

V.A (mard.gov.vn)
https://www.mard.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,529
  • Tổng lượt truy cập90,252,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây