Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy nhập giống lợn cụ kỵ, ông bà để nhanh tái đàn

Thứ năm - 16/04/2020 05:33
Đây là giải pháp quan trọng để tăng nguồn cung, ổn định giá thịt lợn và tránh cạnh tranh không lành mạnh.

15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đồng loạt giảm giá bán lợn hơi xuống ngưỡng 70.000 đồng/kg kể từ ngày 1/4, nhưng số lượng lợn thịt xuất chuồng của những doanh nghiệp này chỉ chiếm 35 - 40% tổng nguồn cung trong thị trường nội địa nên chưa đủ sức để kéo giá thịt lợn xuống. Thậm chí, những ngày gần đây, giá lợn hơi đang tăng trở lại.

Tính hết quý 1 năm nay, tổng đàn lợn cả nước là 24 triệu con nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Mỗi quý nước ta đang thiếu khoảng 100.000 tấn thịt lợn. Sự chênh lệch cung cầu là một trong những nguyên nhân căn cốt khiến giá thịt lợn khó giảm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là giảm giá thịt lợn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là giảm giá thịt lợn.

Theo Bộ NN-PTNT để cân bằng được cung cầu trong đầu tháng 10 tới thì giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn. Hiện nay, gần 100% số xã trên cả nước đã hết dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, các trang trại, hộ chăn nuôi lại gặp khó trong việc tái đàn do phải mua lợn giống giá cao và thậm chí rất khó mua, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn. Đặc biệt, nhiều địa phương chưa tiến hành chi trả tiền hỗ trợ DTLCP gây khó khăn trong việc tái đàn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là giảm giá thịt lợn. Do đó, đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn đảm bảo an toàn sinh học. Các địa phương cần phải khẩn trương hoàn tất các thủ tục để giải ngân kinh phí hỗ trợ DTLCP giúp cho người chăn nuôi có kinh phí. Cùng đó, phải giải quyết phần tín dụng cũng như lãi xuất một cách hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho người chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi trong thời gian tới.

Cũng theo Thứ trưởng Tiến, đối với 15 doanh nghiệp lớn thực hiện đúng cam kết với Chính phủ bán thịt lợn hơi với giá 70.000 đồng/kg và với công suất cao nhất. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm 35 - 40% thị phần. Do vậy, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ chăn nuôi đẩy mạnh cái tái đàn, tăng đàn đảm bảo an toàn sinh học và đồng loạt giảm giá 70.000 đồng/kg để tất cả đầu vào trên toàn quốc đồng đều. Cùng đó, như kiến nghị của Bộ Công thương sẽ thành lập Ủy ban Kiểm tra cạnh tranh để xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, các địa phương cần phối hợp với Bộ Công thương rà soát, cắt giảm các chi phí không hợp lý trong khâu trung gian từ giết mổ đến phân phối. Và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng đa dạng hóa các loại thực phẩm như thủy sản, thịt, trứng gia cầm với nguồn cung rất dồi dào và giá cả hợp lý.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Bộ NN-PTNT sẽ thúc đẩy việc nhập giống cụ kỵ, ông bà để góp phần tăng đàn, tái đàn trong thời gian tới. Số lượng cụ kỵ, ông bà để sản xuất ra bố mẹ, sản xuất ra con nuôi thương phẩm thì cơ bản chúng ta phải nhập. Do vậy, chúng ta thúc đẩy quá trình này đồng nghĩa sẽ đẩy nhanh được cấp giống và cuối cùng sản xuất được con giống nuôi thương phẩm với số lượng lớn hơn. Từ đó sẽ bình ổn giá giống đưa vào sản xuất”.

Bộ NN-PTNT sẽ thúc đẩy việc nhập giống cụ kỵ, ông bà để góp phần tăng đàn, tái đàn trong thời gian tới.

Bộ NN-PTNT sẽ thúc đẩy việc nhập giống cụ kỵ, ông bà để góp phần tăng đàn, tái đàn trong thời gian tới.

Đầu năm nay, Việt Nam đã nhập hơn 2.000 con lợn cụ kỵ, sau đó đã có thêm 2.000 con nữa được doanh nghiệp làm thủ tục, chuẩn bị nhập về. Cộng với 109.000 con lợn cụ kỵ, ông bà đã có, nguồn cung cấp lợn giống thời gian tới sẽ tăng. Tuy nhiên, có nhập được số lượng lớn lợn cụ kỵ như mong muốn hay không lại là một việc khác vì thị trường quốc tế cũng khan hiếm loại này.

Hưng Giang - Trần Hồ/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm254
  • Hôm nay43,154
  • Tháng hiện tại161,663
  • Tổng lượt truy cập88,839,997
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây