Trao đổi với Dân Việt, bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực thực phẩm Long An cho biết, việc gạo được đưa vào luồng đỏ khiến việc kiểm tra trở nên phức tạp hơn.
Được biết, Công ty TNHH Lương thực thực phẩm Long An đã đăng ký mở được tờ khai hải quan để xuất khẩu 1.700 tấn gạo nhưng đến ngày 16/4 vẫn chưa thông quan được container nào do mặt hàng gạo được xếp vào luồng đỏ, nghĩa là phải cân 100% trước khi xuất cảng.
"Từ ngày 24/3 đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo như ngồi trên đống lửa vì lệnh tạm dừng xuất khẩu gạo, hàng hóa đã lưu tại kho, mỗi ngày tốn biết bao chi phí, trong khi phía đối tác liên tục gây áp lực. Khi Chính phủ cho phép xuất khẩu trở lại, may mắn đăng ký được tờ khai hải quan thì lại vướng vào quy định phải kiểm tra lượng hàng trước khi xuất cảng" - bà Liên than thở.
Tính đến ngày 16/4 vẫn chưa có doanh nghiệp nào đã mở được tờ khai hải quan hoàn tất thủ tục thông quan để xuất khẩu. Ảnh: I.T
Bà Liên cho biết, bà và nhiều doanh nghiệp đã được Hải quan mời đến làm việc bàn phương án nhưng đến nay vẫn chưa chốt được sẽ cân các container gạo kiểu gì khi số lượng quá lớn, lên đến hàng nghìn container.
"Nếu lực lượng Hải quan tung hết người ra kiểm tra thì hết tháng 5 cũng chưa kiểm tra hết số lượng container gạo đang tồn tại cảng" - bà Liên nói.
Tuy nhiên, theo bà Liên, mỗi thị trường xuất khẩu đều có những quy định cụ thể về số lượng gạo trong mỗi container, "việc này từ doanh nghiệp và Hải quan ai cũng biết".
Bà Liên ví dụ, với doanh nghiệp xuất khẩu gạo đi thị trường Hồng Kông, mỗi container gạo được thị trường này quy định là 25 tấn. Trong khi, gạo xuất khẩu sang Singapore là 24 tấn/container; con số này ở thị trường Philippines là 26 tấn/container; Malaysia 23 tấn/container, Indonesia quy định 25 tấn/container...
"Từ trước đến nay doanh nghiệp xuất khẩu gạo chúng tôi đều ký hợp đồng với các đối tác nhập khẩu theo số lượng container, ví dụ doanh nghiệp của tôi ký với đối tác Hồng Kông xuất khẩu 20 container gạo nếp thì tương đương với lượng gạo 500 tấn, không ai thêm bớt vào làm gì" - bà Liên cho biết.
Bà Liên cho biết, các doanh nghiệp đã kiến nghị việc này nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Theo bà Liên, doanh nghiệp để gạo tại cảng ngày nào thì tốn thêm chi phí ngày đó vì chi phí lưu kho khá lớn, nếu lưu container tại bán, giá bình quân 850.000 đồng/công/ngày trong một khoảng thời gian nhất định, nếu vượt quá số ngày đó, số tiền sẽ được tính khác.
"Cũng may phía cảng đang tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp về phí lưu kho không có doanh nghiệp đã khó càng thêm khó" - bà Liên than thở.
Cũng theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, đến 18 giờ 30 phút ngày 16/4, đã có 4.110 tấn gạo được xuất khẩu trong khi trước đó một ngày (15/4) vẫn chưa có lô hàng nào trong hạn ngạch được thông quan. Toàn bộ các lô gạo đều được phân luồng đỏ và bị kiểm tra 100% trước khi xuất khẩu.
Theo quy định, trong vòng 15 kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, nếu doanh nghiệp không xuất đủ lượng gạo đã đăng ký thì tờ khai sẽ bị hủy. Lượng gạo chưa được xuất khẩu hệ thống sẽ tự động cập nhật.
Theo Khánh Nguyên/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/moi-thong-quan-4110-tan-gao-trong-han-ngach-400000-tan-1079802.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;