Học tập đạo đức HCM

Nâng tầm giá trị và chất lượng các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Thứ năm - 21/01/2021 10:04
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng; tạo chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế vùng nông thôn; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh xác định tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm chất lượng, nâng tầm giá trị. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương.

Nhiều kết quả bước đầu quan trọng

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, các cơ sở sản xuất, sau 2 năm triển khai, Chương trình OCOP của Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Năm 2019, toàn tỉnh, có 72 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP (3 sản phẩm 4 sao, 69 sản phẩm 3 sao). Năm 2020, Hà Tĩnh dự kiến có tối thiểu 90 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Trong đó, đợt 1, tỉnh đã đánh giá 23 sản phẩm đạt trên 50 điểm. Hiện, cơ quan thẩm định đang tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng, nếu bảo đảm yêu cầu sẽ trình UBND tỉnh chứng nhận, nâng tổng số sản phẩm đạt chuẩn lên con số 162.

Toàn tỉnh hiện có 65 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Năm 2019 , tỉnh thành lập mới 3 HTX, 2 THT, 4 hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh. Nhiều đơn vị sản xuất đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm. Đơn cử như: HTX nước mắm Phú Khương (huyện Kỳ Anh); các sản phẩm từ nghệ của hộ kinh doanh Trần Bá Quang (huyện Can Lộc); Công ty Cổ phần KC Hà Tĩnh (huyện Thạch Hà); HTX Thu mua và CB thủy hải sản Chiến Thắng (thị xã Kỳ Anh); HTX mật ong Cường Nga, Xí nghiệp chè Tây Sơn, Doanh nghiệp tư nhân Nhung hươu Thuận Hà ( huyện Hương Sơn)...

Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của tỉnh được đánh giá là bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, có logo thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và mã vạch, mã QR phục vụ truy xuất nguồn gốc. Cùng với định hướng phát triển thương hiệu, công tác quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP cũng được quan tâm triển khai. Các sản phẩm OCOP của tỉnh hiện đã được trưng bày tại các cửa hàng, điểm giới thiệu, bán sản phẩm trong và ngoài tỉnh; một số sản phẩm OCOP tiêu biểu đã được tiêu thụ trong hệ thống các cửa hàng phân phối lớn như: Trung tâm thương mại BigC, Co.op Mart... Bên cạnh đó, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học tham gia vào các khâu sản xuất, bảo quản cũng được các hộ sản xuất, doanh nghiệp đẩy mạnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để Chương trình OCOP thực sự phát huy hiệu quả, cùng với các chính sách của Trung ương, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp… Theo thống kê, trong 2 năm triển khai chương trình, Hà Tĩnh đã huy động hơn 668 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 90 tỷ đồng; vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất và xã hội hóa trên 577 tỷ đồng (chiếm 86%)…

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất tinh bột, viên nghệ mật ong Nghệ An Tâm (Can Lộc)

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất tinh bột, viên nghệ mật ong Nghệ An Tâm (huyện Can Lộc)  

Nâng tầm chất lượng và giá trị sản phẩm

Nhìn lại hai năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, bên cạnh những kết quả đạt được, Hà Tĩnh cũng nhận thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục. Trong đó, nhận thức, sự hiểu biết của cán bộ các cấp và cộng đồng, người sản xuất về Chương trình OCOP vẫn còn hạn chế. Công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn Chương trình OCOP ở một số địa phương hiệu quả chưa cao. Nguồn lực bố trí còn dàn trải và chưa chú trọng lồng ghép với các chương trình, dự án khác.

Về phát triển sản phẩm, dịch vụ, được đánh giá là chưa đa dạng và chủ yếu tập trung ở nhóm ngành thực phẩm. Hình thức tổ chức sản xuất chưa được thúc đẩy tích cực; mô hình sản xuất kinh tế hộ còn chiếm tỷ lệ cao, mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến doanh nghiệp, Hợp tác xã còn thiếu cả số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo và năng suất lao động khu vực nông thôn đạt thấp. Chưa tận dụng hết được các nguồn lực sẵn có làm động lực để phát triển. Phát triển sản xuất thiếu sự liên kết, gắn kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân. Việc liên kết sản xuất, hình thành Tổ hợp tác, HTX chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ tiêu thụ vào các hệ thống phân phối hiện đại trong nước cũng như xúc tiến xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Các chủ thể sản xuất gặp khó khăn trong việc đầu tư nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Để bảo đảm chương trình được triển khai đúng hướng, đúng quan điểm, mục tiêu, tỉnh Hà Tĩnh sẽ sớm tổng kết đánh giá thực chất kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2018 - 2020. Qua đó, có sự điều chỉnh về chỉ tiêu, mục tiêu cho phù hợp. Tỉnh cũng xác định chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai Chương trình đến các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, thị trường tiêu thụ... Từ đó, kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Đồng thời, rà soát đánh giá lại năng lực của các đơn vị tư vấn. Nghiên cứu thành lập tổ tư vấn từ các ngành của cơ quan quản lý nhà nước...

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các tồn tại, hạn chế, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng về giá trị, bảo đảm tiêu chuẩn, không phát triển đại trà. Những sản phẩm có thương hiệu của tỉnh, mang tầm quốc gia như: Bưởi Phúc Trạch, Cu đơ Hà Tĩnh... sẽ được định hướng phát triển với quy mô lớn, mang thương hiệu chung... Tùy vào tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, đơn vị để gia tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; khuyến khích hình thành các mô hình liên kết sản xuất như: Tổ hợp tác, HTX cùng thực hiện chung một sản phẩm.

 

Theo Trần Viết Hậu, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh/daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại739,754
  • Tổng lượt truy cập93,117,418
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây