Học tập đạo đức HCM

OCOP Hà Tĩnh: Nâng tầm sản phẩm, mở rộng thị trường

Thứ ba - 04/01/2022 02:05
Năm 2021, dù thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trong bối cảnh khó khăn nhưng nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
72d0080043t28372l0

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Linh Trang (TP Hà Tĩnh) đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm trầm hương Tâm Thiên Hương.

Bắt tay thực hiện sản xuất, chế biến các sản phẩm từ trầm hương từ năm 2019 nhưng đến đầu năm 2021, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Linh Trang (TP Hà Tĩnh) mới đăng kí tham gia chương trình OCOP với sản phẩm trầm hương Tâm Thiên Hương. Các sản phẩm Tâm Thiên Hương gồm: nụ trầm hương, nhang trầm hương, vòng tay trầm hương các loại… Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm này là bột cây dó trầm lấy từ vùng nguyên liệu dó trầm Hương Khê.

Chị Nguyễn Thị Linh Trang - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Linh Trang cho biết, với kinh nghiệm am hiểu tường tận về trầm hương, chúng tôi đã điều chế các mùi vị để tạo ra sản phầm trầm hương Tâm Thiên Hương có hương thơm tự nhiên đặc trưng riêng. Tất cả các sản phẩm đều được làm từ 100% bột gỗ trầm hương tự nhiên hoặc vi sinh; đảm bảo sạch, chất lượng, an toàn cho sức khỏe người sử dụng nên được khách hàng tin dùng, đánh giá cao. Qua đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP vừa qua, sản phẩm trầm hươmg Tâm Thiên Hương đã được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá đạt 70 điểm (đạt chuẩn 4 sao).

72d0080302t86389l0

Đại diện cơ sở sản xuất trầm hương Tâm Thiên Hương thuyết trình sản phẩm trước Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 2/2021.

Sản phẩm trầm hương Tâm Thiên Hương đã được khách hàng trong tỉnh và các đại lý ngoài tỉnh như: Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh… tin tưởng đặt hàng với số lượng ngày càng tăng. Doanh thu năm 2020 đạt 500 triệu đồng, năm 2021 hơn 700 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhâp 3-5 triệu đồng/người/tháng.

“Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đầu năm 2022 này công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, lắp đặt thiết bị, máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng gắn với đa dạng hóa sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất và hạ giá thành để sản phẩm đến gần hơn với khách hàng” - chị Trang cho hay.

72d0091328t12802l0

Cơ sở sản xuất bánh đa vừng Minh Thúy, xã Việt Tiến (Thạch Hà) đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng phơi sấy khép kín, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm bánh đa vừng của cơ sở sản xuất bánh đa vừng Minh Thúy, xã Việt Tiến (Thạch Hà) cũng đã được thị trường trong và ngoài tỉnh tin dùng bởi chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu như gạo, vừng đều được cơ sở liên kết với các hộ dân trồng lúa trên trên địa bàn Thạch Hà, Hương Khê cùng với quy trình sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên số lượng bán ra trung bình mỗi tháng hơn 120 ngàn bánh. Đặc biệt, sau khi đạt chuẩn OCOP 3 sao (năm 2020) thì lượng bán ra hàng tháng gấp 2, 3 lần so với trước.

Cơ sở sản xuất nước mắm Phú Khương (Kỳ Xuân - Kỳ Anh) là một trong những cơ sở đầu tiên của tỉnh tham gia chương trình OCOP (năm 2019) và có sản phẩm đạt chuẩn 3 sao ngay từ năm đầu tham gia.

72d0084446t84117l0

Cơ sở sản xuất nước mắm Phú Khương đầu tư dây chuyền đóng chai tự động, nâng cao chất lượng, sản lượng (Ảnh tư liệu).

Từ chỗ sản xuất theo kiểu truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm đóng theo can, theo chai, chưa có bao bì nhãn mác và sản lượng tiệu thụ mỗi năm vài nghìn lít nhưng từ khi tham gia OCOP đã có sự thay đổi rõ rệt. Quy trình, công nghệ sản xuất được thực hiện bằng máy, nhà xưởng sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì nhãn mác được thiết kế đẹp mắt. Đặc biệt, sản lượng tiêu thụ tăng hàng năm từ 3-5 lần.

“Năm 2019, sản lượng nước mắm của cơ sở là 80.000 lít, năm 2020 là 150.000 lít và năm 2021 này là 250.000 lít. Để có kết quả này, bên cạnh đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách khách hàng, cơ sở nước mắm Phú Khương còn có nhiều kênh tiếp cận thị trường để sản phẩm vươn xa hơn” – bà Lê Thị Khương, Giám đốc HTX thu mua và chế biến thủy, hải sản Phú Khương chia sẻ.

72d0091540t97263l0

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình OCOP đợt 2 năm 2021.

Đến hết năm 2020, Hà Tĩnh đã có 159 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 152 sản phẩm 3 sao, 7 sản phẩm 4 sao. Năm 2021, có thêm 80 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao. Các sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Thời gian vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng hầu hết các sản phẩm đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng từ 20-30%/năm, có sản phẩm tăng hơn 3-4 lần. Nhiều sản phẩm trước đây chỉ có trong làng, xã nay đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, sau 3 năm thực hiện Chương trình OCOP tại Hà Tĩnh đã nhận được nhiều ý kiến phản biện, đánh giá từ người tiêu dùng, xã hội, đặc biệt là hệ thống chính trị, những người rất quan tâm đến chương trình này. Phải nói rằng, qua chương trình, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã nhận thức được giá trị thương hiệu, chấp hành tốt quy trình, tiêu chí của chương trình.

Sau khi hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm, các cơ sở đã tiếp tục tổ chức sản xuất theo quy trình, quy định, đặc biệt là nâng cao giá trị thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhiều sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vẫn có tăng trưởng khá, đạt doanh thu vượt trội so với các năm trước. Đây là một trong những thành phần quan trọng góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

72d0091716t46983l0

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh ngày càng được nâng cao chất lượng, đa dạng bao bì nhãn mác.

Để nâng tầm sản phẩm chủ lực của từng địa phương, cùng với xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, hiện nay các cấp, ngành, hộ sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh đã và đang tập trung quảng bá, giới thiệu các sản phẩm để các sản phẩm OCOP mang thương hiệu Hà Tĩnh tiếp tục vươn cao, vươn xa, khẳng định uy tín trên thị trường.

 
Theo Bá Tân - Lê Tuấn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay71,736
  • Tháng hiện tại731,063
  • Tổng lượt truy cập93,108,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây