Học tập đạo đức HCM

Phòng và trị hội chứng Spayleg ở heo

Thứ sáu - 27/08/2021 02:49
Splayleg là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để phòng ngừa, cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây: Chính sách chăn nuôi, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, chuồng trại heo nái mang thai mà đặc biệt là các sàn trong khu vực đẻ.

Nguyên nhân

Splayleg là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:

- Bệnh bẩm sinh (chiếm tới 1,5%);

- Nguyên nhân di truyền (thường thấy heo con có heo bố, heo mẹ thuộc giống Pietrain, Landrace và heo Wales);

- Dinh dưỡng (Splayleg chân phổ biến hơn ở những con heo được sinh ra trước 113 ngày mang thai và heo con quá nhỏ, yếu do heo mẹ thiếu dinh dưỡng);

- Độc tố hoặc nhiễm trùng gây độc bào thai trong thời kỳ mang thai cuối gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh và sự phát triển của cơ bắp heo con;

- Heo con sinh ra trong chuồng nuôi có nền quá ướt;

- Có thể do kế phát từ Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) cấp tính.

 

Dấu hiệu lâm sàng

Heo con bị choãi cả 4 chân và không thể đi lại, chỉ có thể bò.

Heo choãi 2 chân sau: Đây là hình thức phổ biến nhất của hội chứng này. Heo con thường ngồi kiểu “chó ngồi” nên da vùng mông và các bộ phận sinh dục phía sau thường bị viêm nhiễm, tổn thương.

Heo choãi 2 chân trước: Dạng biểu hiện này là khá hiếm, chỉ nhìn thấy nhiều trong những ngày đầu của đợt bùng phát dịch PRRS cao điểm. Hai chân sau làm việc bình thường, 2 chân trước bị choãi sang hai bên nên heo con chỉ có thể di chuyển bằng cằm và 2 chân trước. Những heo con này thường gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa mẹ và tỷ lệ tử vong thường rất cao.

 

Phòng ngừa

Cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây: Chính sách chăn nuôi, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, chuồng trại heo nái mang thai mà đặc biệt là các sàn trong khu vực đẻ.

Việc cung cấp đệm lót sàn và nền chuồng phù hợp cho heo nái xung quanh thời kỳ đẻ có thể giúp giảm tối đa tỷ lệ heo con mắc hội chứng này.

 

Điều trị

Hai trường hợp đầu tiên là heo con bị choãi cả 4 chân và choãi 2 chân trước dù ít gặp nhưng để khắc phục thì tốt nhất là nên chăm sóc thật tốt cả heo con và heo mẹ ngay từ đầu. Cần giữ ấm cho heo con bằng đèn hồng ngoại, cho uống Vitamin ADE và vitamin tổng hợp, cần thiết dùng Vitamin B1 tiêm bắp, cố định chân và xoa bóp chân cho heo con mắc bệnh. Đối với heo mẹ, cần bổ sung Premix khoáng và Vitamin ADE cũng như bổ sung thêm chất đạm vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Đối với những heo con bị choãi 2 chân sau, có thể được chữa lành nếu như chăm sóc tốt và kiên trì. Trong vài giờ đầu tiên sau khi được sinh ra, vì chân heo không thể đi lại bình thường để bú nên phải vắt sữa heo mẹ cho heo con uống. Đồng thời thực hiện tốt chế độ chăm sóc như trường hợp ở trên.

Phương pháp truyền thống trong việc điều trị những heo này hiện tại vẫn là cố định ở khuỷu của 2 chân sau và xoa bóp (trong thực tế thường sử dụng băng keo cách điện). Ngoài ra, để kiểm soát các khớp hông và tránh tổn thương nặng thêm, nên cố định cả phần mông phía sau lại bằng cách dùng băng keo dán hông lại với nhau. Khi cố định nên lưu ý thời gian thay băng (tốt nhất là không quá 3 - 5 ngày), không dính quá chặt và lớp băng keo không được chặn phần hậu môn hay âm hộ của heo con.

Hỗ trợ hút sữa hoặc thậm chí cho ăn nhân tạo là những việc làm cần thiết để giữ heo con sống sót đủ lâu để hồi phục. Đối với những heo quá nặng và không có khả năng phục hồi nên tiêu hủy càng sớm càng tốt.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch

                Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Theo nguoichannuoi.vn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay26,124
  • Tháng hiện tại469,170
  • Tổng lượt truy cập83,525,165
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây