Học tập đạo đức HCM

Xử lý khi gà có biểu hiện ủ rũ, sốt cao, bỏ ăn, lông xù

Thứ ba - 21/09/2021 00:02
Hỏi: Gà đang nuôi có biểu hiện ủ rũ, sốt cao, bỏ ăn, lông xù. Một số con đã chết với hiện tượng mào thâm, da tím tái. Ðây là bệnh gì và biện pháp khắc phục ra sao?

Trả lời:

Theo mô tả, gà có thể đã mắc bệnh tụ huyết trùng. Trước khi gà chết, có thể quan sát thấy: Cánh gà hơi sã xuống, mào tím, diều căng, chảy nước mắt, mũi, sưng mắt và thở khó. Nếu mổ khám thấy gà bị xuất huyết đỏ phủ tạng, da tím từng mảng, thịt đỏ sẫm, phổi sưng, gan tím có các nốt hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, chúng có trong thức ăn, nước uống mà gà ăn phải. Ðây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà, vịt, ngan... Gà thường mắc bệnh ở thể cấp tính. Vi khuẩn này tồn tại trong tự nhiên nhất là các vùng ao tù, nước đọng, có khi ngay cả trong cơ thể gia cầm khỏe mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả. Khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.

Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khỏe với gà ốm. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua hít thở không khí hoặc ăn uống phải mầm bệnh có trong tự nhiên.

Hiện nay, có một số loại thuốc chuyên biệt có công dụng điều trị bệnh tụ huyết trùng khá hiệu quả như: Enrofloxaxin, Streptomycin, Neomycin, Genta-tylo, Ampicillin… Dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Bên cạnh đó, giai đoạn gà mắc bệnh, việc tăng sức đề kháng cũng là cách giúp gà sớm khỏi bệnh nhất. Do đó, cần bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải, B - Complex trong chế độ ăn của gà.

Ðể phòng bệnh, cần làm tốt khâu vệ sinh, nuôi dưỡng, đảm bảo thức ăn nước uống đầy đủ và sạch giúp gà có sức chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Nếu thấy gà có dấu hiệu nhiễm bệnh cần cách ly ngay để điều trị hoặc xử lý. Phòng bằng vaccine: Có 2 loại, vaccine nhược độc dùng để pha vào nước uống, vaccine nhũ dầu dùng để tiêm dưới da. Khi gà con được trên 30 ngày tuổi tiêm một lần vaccine nhũ dầu với liều lượng 0,5 - 1 ml/con. Sau 4 - 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2, gà đẻ tiêm 2 lần/năm.

Theo Ban KHKT/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay35,899
  • Tháng hiện tại606,559
  • Tổng lượt truy cập87,961,629
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây