Học tập đạo đức HCM

Xử lý khi vịt đi phân màu trắng sữa

Thứ ba - 07/09/2021 03:33
Hỏi: Vịt có hiện tượng đi phân màu trắng sữa, chân đi xiêu vẹo, khô chân, nóng sốt, sau rồi vịt chết, đã dùng thuốc nhưng không khỏi. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo mô tả, vịt có thể đã mắc bệnh tụ huyết trùng. Ðây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng máu, thường xảy ra ở các loại gia cầm, động vật hoang dã, do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả loại gia cầm, nhưng gà, vịt thường mắc bệnh nghiêm trọng nhất và có thể tạo nên các trận dịch lớn, gây thiệt hại nặng nề. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, lúc gia cầm bị stress hoặc lúc giao mùa, bệnh diễn biến nhanh và gây tỷ lệ tử vong cao.

Ðể phòng bệnh có thể phòng bệnh cho vịt bằng cách tiêm phòng vaccine hoặc kháng huyết thanh. Tuy nhiên, đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng cho vịt là yếu tố cần thiết nhất. Xây dựng chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát; Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp; Phải có chuồng nuôi cách ly đàn vịt mới nuôi hoặc đàn vịt ốm; Ðịnh kỳ tiến hành sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, ngâm dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng như Povidine 10%, Chlorine… Nuôi vịt với mật độ thích hợp; Cho vịt ăn uống đầy đủ dưỡng chất đảm bảo vệ sinh; Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng cho vịt. Khi phát hiện bệnh, cần cách ly những con bị bệnh. Tiêm Amoxicillin hoặc Enrofloxacin, tiêm bắp với liệu trình 1 lần/ngày, có thể tiêm 3 ngày. Kết hợp với việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, cần bổ sung thêm các chất tăng cường sức đề kháng cho vịt như Gluco-K-C, chất điện giải… Ðồng thời, phải tiến hành sát trùng, diệt khuẩn chuồng trại cũng như dụng cụ cho ăn uống của vịt để tránh lưu lại mầm bệnh hoặc lây lan ổ dịch.

Ðiều trị toàn đàn với những con chưa có dấu hiệu lâm sàng. Sử dụng 1 trong các loại thuốc kháng sinh có hoạt chất sau trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống: Flophenicol 4% hoặc Oxytetracycline, Amoxiciclin trộn vào thức ăn và cho ăn 1 ngày/lần, thực hiện trong 5 - 7 ngày liền. Dùng nước tỏi đặc cho uống 2 ngày/lần, thực hiện liên tục trong 5 ngày.

Theo Ban KHKT/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay36,573
  • Tháng hiện tại727,587
  • Tổng lượt truy cập88,082,657
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây