Hãy sử dụng những dược liệu dân gian dưới đây để hạn chế cơn đau tạm thời:
1. Lá bông sứ
Hay còn gọi cây đại, cây Chămpa. Theo sách Đông y, lá cây bông sứ có tác dụng hành huyết, tiêu viêm, giảm đau. Do đó nếu có triệu chứng đau lưng do tuổi tác thì đắp lá sứ trong 2-3 ngày sẽ hết bệnh.
Cách dùng: Lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, giã nhỏ, trộn với một ít muối tinh. Đắp hỗn hợp này quanh thắt lưng. Dùng lá lành đã hơ lửa giữ chặt phần lá giã nhuyễn rồi lấy băng vải dính chúng vào lưng.
2. Ngải cứu
Thành phần của ngải cứu có tinh dầu cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, archly… chúng đều có khả năng chữa đau dây thần kinh, thấp khớp…
Cách dùng: Dùng lá ngải cứu rửa sạch, xào với dấm hoặc rang nóng. Trải lá chuối tươi xuống giường, đặt ngải cứu đã xào lên. Sau đó nằm ngửa, đặt lưng vào ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp ngải cứu nóng lên thắt lưng.
Lưu ý: Tránh dùng triền miên, dài ngày. Những người nhiệt âm hư, cao huyết áp, thai sản không nên dùng.
3. Cây đinh lăng
Theo Y học cổ truyền, rễ cây đinh lăng có tính ngọt, hơi đắng, mát, có tác dụng thông huyết mạch, bổ khí huyết. Khoa học hiện đại cũng nghiên cứu và thấy rễ cây đinh lăng có thành phần glucozit; alcalot; saponin triterpen; 13 loại axit amin như lyzin, xystein, methionin; vitamin B1… Thậm chí, các nhà khoa học còn chứng minh được rằng, rễ đinh lăng có tính chất của nhân sâm. Có thể dùng rễ, thân, cành của cây đinh lăng để chữa đau lưng mỏi gối hoặc tê thấp.
Cách dùng: Dùng 20-30g đinh lăng, sắc lấy nước uống 3 lần/ngày. Có thể kết hợp thêm với rễ cúc tần, cây xấu hổ, cam thảo.
Lưu ý: Nên lấy rễ của những cây đinh lăng 4-5 tuổi trở lên. Phần rễ nhỏ thì lấy cả, còn phần rễ lớn, sát thân cây chỉ nên lấy vỏ ngoài. Nên thái nhỏ phần rễ, thân, cành, phơi ở chỗ râm mát để giữ hương vị, tránh ánh nắng to. Rễ đinh lăng không nên dùng quá nhiều vì có thể gây say.
4. Ớt cay
Theo Y học cổ truyền, ớt là vị thuốc Nam có khả năng trị đau, tránh hàn. Khoa học hiện đại cũng phân tích cho thấy trong ớt có chất capsicain có tác dụng kích thích não bộ tiết ra endorphin có khả năng gây tê giảm đau. Bạn có thể dùng lá ớt hoặc quả ớt để trị chứng đau lưng.
Cách dùng: 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ, ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.
Hoặc 50g lá ớt cay, rửa sạch, giã nát, rang nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể rang lại 1-2 lần.
5. Gừng tươi
Theo sách Đông y, gừng có khả năng làm ấm thận, hoạt huyết, ích khí. Khoa học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh được chất cay trong gừng có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, gây tê, giảm cơn đau tức thời, đặc biệt là cơn đau lưng.
Cách dùng: lấy 20g gừng sống, 15g hành củ giã nát, thêm 30g bột mì, rang nóng, đắp lên chỗ đau, rồi dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
6. Hoa hồi
Hoa hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm, có nhiều tác dụng như: kích thích bộ máy tiêu hoá, trừ phong, giảm đau, nhức xương, đau lưng, thấp khớp, sai khớp, bong gân…
Cách dùng: lấy 120g hoa hồi ngâm với 0,5 lít rượu nếp, thời gian ngâm càng lâu càng tốt. Đây là loại thuốc xoa bóp hữu hiệu.
Hoặc bột hồi làm thành cao dán dán lên lưng mỗi lần đau cũng có tác dụng giảm đau lưng
7. Lá lốt
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống co thắt cơ trơn, kháng khuẩn. Được dùng điều trị phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương.
Cách dùng: lấy 8-12g lá khô hay 20-30g lá tươi sắc uống hằng ngày. Không nên uống quá lâu, chừng 1 tháng mà thấy không đỡ thì nên ngừng thuốc, chuyển sang biện pháp khác.
8. Cây trinh nữ (cây xấu hổ)
Còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, cây tu thảo. Tên khoa học là: Mimosa pudica L. Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc, có tác dụng an thần, có khả năng tiêu viêm, tiêu tích, thanh nhiệt, giảm đau, được dùng để điều trị chấn thương, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.
Cách dùng: Ngày dùng 15-20g rễ cây xấu hổ, sao vàng sắc uống thay nước.
Hoặc chữa viêm khớp dạng thấp: 30g rễ cây xấu hổ, 20g dây đau xương, 20g cẩu tích (cây culi), 16g địa cốt bì, 30g ngũ gia bì, sắc lên uống thay nước, mỗi ngày một thang.
Chữa đau lưng mạn tính: 30g rễ cây xấu hổ, 12g ngũ vị tử, 12g đỗ trọng, 16g thục địa, 4g cam thảo, 20g dây đau xương. Ngày 1 thang, sắc uống thay nước.
9. Cà gai leo
Cà gai leo còn gọi là cà gai dây, cà vạch, cà quýnh, là loại cây nhỏ mọc leo hay bò dài, cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng, lá có gai. Theo Y học dân gian, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi độc; có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dân gian thường dùng cà gai leo để trị cảm cúm, đau lưng, nhức xương, thấp khớp, rắn cắn…
Cách dùng: 10g cà gai leo, 10g dây gấm, 10g thổ phục linh, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10-30 thang. Đây là bài thuốc trị phong thấp, đau nhức các khớp xương, đau lưng.
10. Chuối hột
Chuối hột còn gọi là chuối chát... Chuối hột là loại quả tốt, chứa đường tự nhiên, chất xơ, trong chuối xanh còn chứa hàm lượng chất tanin cao, có tác dụng làm se niêm mạc. Theo Y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng chữa đau lưng, nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang.
Cách dùng: Dùng chuối hột thái miếng, phơi khô, khoảng 200-300g, giã vụn, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ trong 2-3 tuần lễ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, trước bữa ăn.
Nên dùng rượu trắng hoặc rượu nếp để ngâm với chuối hột, các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán trong rượu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã