Học tập đạo đức HCM

Kỹ sư của làng

Thứ tư - 10/04/2013 03:10
Nghe kể về hành trình phát minh ra chiếc máy tráng bánh cuốn “kỳ diệu” ấy, nhiều người đã thầm thán phục trí thông minh, tài ba của ông Bùi Đỗ Hậu (thôn Thanh Lương, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Ông Hậu “điên”

Người nông dân, thương binh Bùi Đỗ Đậu không ngờ rằng có ngày ông được đón nhiều nhà khoa học về nhà mình đến như vậy. Thậm chí, ngay cả trong mơ ông cũng không dám nghĩ tới điều to lớn đó. Nhưng rồi, sự thật là, ông đã có được vinh dự tuyệt vời ấy vì đóng góp trong việc chế tạo chiếc máy tráng bánh cuốn siêu nhanh, siêu đẹp, siêu rẻ, giải phóng sức lao động, nâng cao thương hiệu và thay đổi bộ mặt nông thôn mới của cả một làng nghề truyền thống.

Ông Bùi Đỗ Hậu giới thiệu từng khâu, từng công đoạn của chiếc máy tráng bánh cuốn.

Trò chuyện với tôi, ông Hậu bảo: Chú không thể tưởng tượng được cái thời ấy tôi và cả gia đình tôi đã phải vượt qua áp lực dư luận đến cỡ nào đâu. Nghĩ lại thấy tội, vì tôi mới chỉ nhen nhóm cái ý tưởng này thôi, thì họ đã cho rằng nó là dở hơi, là thiếu thực tế, là không có cơ sở. Nhiều người nửa đùa nửa thật nói rằng, cái ông Hậu bị điên hay sao mà lại nghĩ ra cái ý tưởng kỳ quái, không có ở trên đời như thế nhỉ?

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng đã kinh ngạc thốt lên rằng: Anh xứng đáng được phong là kỹ sư của làng!

Nhưng ông không trách họ, vì ông cũng là người nông dân, gia đình ông cũng giống bao gia đình khác tại đây, luôn phải thức khuya dậy sớm để đốt lò tráng bánh rồi đem giao bánh đến từng cửa hàng. Hàng ngày, để làm ra 1 tạ bánh cuốn phục vụ thị trường, người làm bánh phải “ôm” cái lò hừng hực lửa, hít khí than từ khi gà chưa cất tiếng gáy đến tận khuya. Khi ấy ông chỉ có một ước mơ duy nhất, phải làm một điều gì đó để mọi người vừa đỡ tốn công sức, vừa tự bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường của chính mình...

Nhớ lại những bài học nghề cơ khí học ở trường năm xưa, ông Hậu ấp ủ chế tạo một chiếc máy tráng bánh cuốn, nhưng phải khác với tất cả những kỹ thuật đã có, phải bảo vệ được sức khỏe cho bà con. Mười mấy năm ngồi bên chiếc nồi tráng bánh cuốn nên ông hiểu rất rõ từng công đoạn, thao tác làm ra chiếc bánh. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa kinh nghiệm mà mình học được với vốn hiểu biết về cơ khí, máy móc, khoa học kỹ thuật có hạn thì lại không hề đơn giản chút nào. Hơn nữa, còn bao khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn vốn.

“Lúc ấy, vơ vét sạch sành sanh cả nhà cả cửa cũng chỉ có 10 triệu đồng, chưa đủ, tôi quyết tâm đi vay, vay tái vay hồi, vay trơ cả mặt cuối cùng mới có được chút vốn gọi là. Khi đã có tiền mua nguyên vật liệu, tôi bắt tay mày mò vào chiếc máy đầu tiên. Máy thì hoàn thành, chạy được, nhưng sản phẩm thì hỏng be bét, 1 tấn bột trở thành món ngon cho lợn. Nhưng đâu vì thế mà tôi nản chí, tôi tiếp tục làm và hy vọng. Tôi hì hụi tháo dỡ từng chi tiết máy, lúc thêm cái nọ, lúc bớt cái kia, cốt sao để tìm ra nguyên nhân và phương pháp khắc phục...” - ông Hậu bồi hồi nhớ lại.

Kỹ sư của làng

Thế rồi, những nỗ lực cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng cho người có ý chí và quyết tâm. Năm đó - 1995, chiếc máy tráng bánh cuốn tự động đầu tiên ra đời: Dài 5m, rộng 60cm, bao gồm một hệ thống khung sắt chứa dải băng dây chuyền, 1 môtơ công suất 100W, 3 lò than đặt trong khung sắt; dưới dải băng truyền là tấm kính đặc chế để điều chỉnh độ dày mỏng của sản phẩm.

Hệ thống dây chuyền được vận hành nhờ những thanh trục cuốn chạy bằng môtơ. Bột sẽ được đưa vào đầu dây chuyền thông qua tấm kính. Dải băng truyền đưa bột nước chạy qua 3 lò than và sẽ làm chín bánh. Bánh chín theo hệ thống dây chuyền ra đầu bên kia của máy. Nếu mất điện, động cơ không làm việc được thì dùng bộ phận quay tay, bánh vẫn ra đều.

Với công thức hoạt động khá đơn giản và gọn nhẹ, chiếc máy tráng bánh cuốn do ông Hậu sản xuất đã đạt công suất 1 tạ bánh cuốn/giờ, thay thế cho 8 - 10 lao động thủ công. Bánh ngon, mềm dẻo hơn so với tráng bằng tay vì khi được tráng bằng máy, hầu hết nguyên liệu được nhào trộn rất kỹ, rất đều...

“Ông có sợ người ta lấy mất bản quyền của mình không?”- tôi hỏi. Ông Hậu tươi cười cho biết: “Người ta lấy cũng không sao, nếu lấy mà giúp gì được trong cuộc sống khó khăn của họ, tôi cũng thấy vui phần nào.Vì mình làm ra chiếc máy này cốt để bà con nông dân được hưởng lợi”.

Ông Hậu bảo, buồn cười nhất là lúc tôi công bố chiếc máy này, nhiều người không tin, ngơ ngác hỏi đi hỏi lại, có thật không anh, đúng vậy chứ anh...? Tôi bảo họ, thật một trăm phần trăm, nếu không tin bà con cứ mang bột đến tôi sẽ trực tiếp tráng bánh để mọi người kiểm chứng. Nói rồi, ông Hậu mang máy ra giữa làng, bà con đứng quây kín xung quanh.

Máy bắt đầu chạy, bột lần lượt đưa vào, và đầu kia chỉ việc xếp sắp từng chiếc bánh dẻo thơm vào giá. Bà con vỗ tay, hoan hô nồng nhiệt chiếc máy làm bánh và tài trí của ông Hậu. Từ ấy đến nay, bà con làm bánh ở xã Thanh Lương không còn phải chịu cảnh nóng nực nữa, không còn phải hì hụi tráng bánh thâu đêm suốt sáng nữa.

Sau sự kiện đó, đã có rất nhiều hộ làm bánh cuốn trong làng đặt ông Hậu làm những chiếc máy tương tự. Đến nay, hầu hết các hộ làm bánh ở các thôn Thanh Lương, Kỳ Thủy của xã Bích Hòa đều ứng dụng máy tráng bánh cuốn tự động của ông Hậu vào sản xuất. Có máy, giảm bớt công lao động, thu nhập lại cao nên nhiều hộ đã đầu tư mua sắm máy móc sản xuất trên 1 tấn bánh cuốn/ngày. Cả thôn Thanh Lương hiện trung bình mỗi ngày cung cấp gần 20 tấn bánh cuốn các loại ra thị trường.

“Giúp được cho ai cái gì thì giúp...”

“Ông có sợ người ta lấy mất bản quyền của mình không?”- tôi hỏi. Ông Hậu tươi cười cho biết: “Người ta lấy cũng không sao, nếu lấy mà giúp gì được trong cuộc sống khó khăn của họ tôi cũng thấy vui phần nào. Vì mình làm ra chiếc máy này cốt để bà con nông dân được hưởng lợi”. Cũng có nhiều người sao chép thiết kế máy, sau đó về vận dụng làm không được, họ gọi điện cho ông nhờ giúp đỡ. Ông tới ngay, lát sau máy chạy ngon lành, họ cảm ơn và xin lỗi nhưng ông bảo đó cũng là chuyện bình thường.

Quan điểm của ông là, ở đời, mình giúp được cho ai cái gì thì sẽ giúp. Ông nhớ, có lần ông lên nhận bằng khen về sáng tạo khoa học- kỹ thuật, lúc nhận xong, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lại gần nói: “Ai cũng như anh Hậu thì bà con ta được nhờ, anh đúng là kỹ sư của làng”. Khi ấy, ông đáp lại Bộ trưởng rằng, bà con nông dân nhiều nơi còn vất vả cực nhọc, nếu có thể, ông còn mong muốn sáng tạo ra nhiều nữa những chiếc máy như thế trong tương lai để bà con hưởng lợi.

Từ đó cho đến nay, ông Hậu tiếp tục cải tiến, sáng tạo ra nhiều loại máy khác như máy tráng bánh đa nem, máy làm bún... Không chỉ phục vụ cho người dân làm nghề trong xã, máy của gia đình ông Hậu sản xuất hiện đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành như: Hòa Bình, Bắc Giang, TP. HCM... Năm qua, ông đã xuất đi Trung Quốc 2 chiếc, Ba Lan 1 chiếc, Pháp 1 chiếc, Nga 1 chiếc cho bà con Việt kiều. Hiện tại, ông đang bắt tay vào nghiên cứu cải tiến công nghệ tráng bánh cuốn. Theo đó, 3 lò than sẽ được thay bằng hệ thống hơi nước nóng được cung cấp từ lò hơi hiện đại.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập423
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm414
  • Hôm nay59,249
  • Tháng hiện tại764,362
  • Tổng lượt truy cập90,827,755
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây