Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết: Theo cách làm truyền thống, bà con thường hay đốt bỏ rơm cho tự phân hủy. Đây là việc làm mang đến nhiều hệ lụy, nhất là việc để rơm tự phân hủy. Cách làm này mất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu SX vụ mùa mới là cấp bách. Chính vì thế khi đưa vào SX cây lúa sẽ dễ bị ngộ độc hữu cơ. Còn việc đốt bỏ rơm thì đã vô tình làm mất đi chất hữu cơ cung cấp lại cho đất, gây phát thải khí nhà kính.
“Trước cái khó của bà con, chúng tôi ấp ủ trong đầu ý tưởng làm sao để có thể sử dụng cơ giới hóa vào việc thu gom nguồn rơm lại để sử dụng vào mục đích khác. Rất may, trong khi chúng tôi đang tìm giải pháp hữu hiệu thì phát hiện máy cuốn rơm Z755 do Bộ Quốc phòng SX. Đây là loại máy đáp ứng được mục tiêu của chúng tôi”. Ông Trung nói.
Một thực tế cho thấy, trước đây nông dân sử dụng máy tuốt lúa thì còn chủ động được nguồn rơm để trồng nấm hay để làm thức ăn cho trâu, bò… Còn hiện nay, đa phần là sử dụng máy gặt đập liên hợp trong lúc thu hoạch lúa nên cọng rơm được bỏ lại ngay trên đồng ruộng. Chính vì vậy, nghề trồng nấm ở địa phương dần mai một, nguồn rơm làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc cũng không còn.
Nói về lợi ích của việc sử dụng máy cuốn rơm, ông Trung phấn khởi: “Đàn gia súc của địa phương có số lượng khá nhiều nên cần một lượng lớn rơm để làm thức ăn cho chúng vào mùa khô. Còn nghề trồng nấm cũng mang lại thu nhập kinh tế cao. Vậy tại sao chúng ta phải lãng phí hàng triệu tấn rơm hàng năm như vậy. Nếu sử dụng nguồn rơm “khổng lồ” này thì nông dân có thể thu về hàng tỷ đồng”.
Ngành nông nghiệp địa phương này cho biết, thời gian tới sẽ áp dụng mạnh mẽ máy cuốn rơm vào trong SX nông nghiệp. Từng bước hình thành các HTX chuyên SX nấm rơm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh nhằm đem lại thu nhập kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Hiện tại máy cuốn rơm có giá hơn 90 triệu đồng/chiếc. Nông dân mua máy được Nhà nước hỗ trợ 50% giá trị thiết bị và được chuyển giao việc áp dụng vào SX. Để giới thiệu máy cuốn rơm đến nông dân, ngày 16/3 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng đã tổ chức hội thảo và trình diễn máy cuốn rơm MCR V01 tại huyện Thạnh Trị. |
Theo ông Trung, khi sử dụng máy cuốn rơm, cọng rơm sẽ không bị mất đi mà nó sẽ "xoay chuyển" theo một cơ chế hữu cơ. Cụ thể là khi gia súc ăn thức ăn từ rơm, khi chúng thải ra phân, người dân có thể sử dụng nguồn phân này để ủ thành phân hữu cơ vi sinh bón lại cho đồng ruộng. Hay sử dụng bả rơm trong việc trồng nấm để tạo thành phân hữu cơ bón lại cho cây trồng.
Nông dân Lê Văn Toàn, ngụ ấp Tà Lọt C, xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị nói: “Máy cuốn rợm mang đến nhiều lợi ích cho nông dân chúng tôi. Đặc biệt là giảm đi tối đa chi phí bỏ ra để thuê nhân công thu gom rơm để SX theo cách làm truyền thống trước đây”.
Máy cuộn rơm cân nặng 400 kg, với công suất hoạt động khoảng 1 ha/ngày. Rơm được cuộn lại thành từng cuộn hình trụ, đường kính 45 cm, dài 75 cm. Kích thước này giúp nông dân thuận tiện hơn trong khâu thu gom, vận chuyển. Máy cuốn rơm chỉ cần đấu vào máy kéo có công suất 20 mã lực trở lên (máy kéo, máy cày) là có thể hoạt động.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã