Học tập đạo đức HCM

Triển vọng máy cấy lúa mới trên đồng ruộng

Thứ bảy - 13/04/2013 23:01
Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là khâu sản xuất lúa giống. Ngày 10 tháng 4 năm 2013 vừa qua, tại Trại giống An Phong – huyện Thanh Bình, Trung tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp đã phối hợp với Công ty TNHH TM XNK Tấn Hải tổ chức trình diễn máy cấy lúa đẩy tay Kubota SPW48C, Buổi trình diễn đã thu hút được nhiều nông dân sản xuất giỏi và các công ty dịch vụ nông nghiệp trong tỉnh.

Có hai loại máy cấy do hãng Kubota sản xuất trình diễn trong đợt này gồm máy cấy ngồi công suất lớn và máy cấy tay SPW48C,trong đó máy cấy ngồi hiện trong giai đoạn thử nghiệm, riêng đối với máy cấy tay SPW48C dã chính thức bán ra thị trường.

Tại buổi trình diễn bà con nông dân chú ý đến ưu điểm: gọn, nhẹ (cân nặng 160 kg của máy), hoạt động được trong điều kiện nước sâu đến 30 cm và đất không bằng phẳng. So với cấy thủ công, cấy bằng máy bảo đảm hàng và khoảng cách cấy đồng đều, giúp cân đối không khí và ánh sáng mặt trời cho mỗi bụi lúa là yếu tố cần thiết để sản xuất giống lúa chất lượng cao. Bên cạnh đó với tốc độ cấy nhanh, trên 2 ha một ngày và tiết kiệm giống, sử dụng máy cấy giúp cho bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất giống khoảng 5 triệu đồng/ha.

Yếu tố quan trọng nhất cho việc cấy bằng máy là khâu làm mạ, mạ phải được chuẩn bị trước từ 13 – 15 ngày, và được chăm sóc nghiêm ngặt bảo đảm độ dày bộ rễ. Theo bà con nông dan, khâu làm mạ cho máy cấy cần rất nhiều kỹ thuật nên các nhà chế tạo máy cần mở lớp tập huấn cho bà con. Bên cạnh đó, thiết kế giữa hai hàng cấy của máy cố định 30 cm là hơi thưa với tập quán sản xuất của bà con nông dân hiện nay.

Hiện nay, mỗi năm ba vụ tỉnh Đồng Tháp sản xuất gần 500.000 ha lúa, để đảm bảo chất lượng và năng suất lúa nhu cầu sử dụng giống nguyên chủng, giống xác nhận là rất lớn. Ước tính diện tích sản xuất giống cần có của tỉnh phải từ 12.000 – 15.000 ha, đây là những diện tích dự tính sẽ sử dụng ưu thế bảo đảm hàng và khoảng cách giúp cân đối không khí, ánh sáng mặt trời trên mặt ruộng tốt hơn so với cấy thủ công. Tuy nhiên, để bà con nông dân làm quen với quy trình sản xuất mạ và thay đổi tập quán sản xuất, nhà sản xuất dự đoán phải từ 2 – 3 năm để đưa máy cấy vào sử dụng đại trà.

Nguồn: Đài PT-TH Đồng Tháp

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập515
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm512
  • Hôm nay88,830
  • Tháng hiện tại793,943
  • Tổng lượt truy cập90,857,336
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây