Học tập đạo đức HCM

Thức ăn có sẵn cho cá nước ngọt

Thứ sáu - 22/03/2013 04:38
Thức ăn đóng vai trò quyết định năng suất cá trong mỗi vụ nuôi. Giá thức ăn cho cá đang ngày càng leo thang, nếu không tính toán kỹ thì sản xuất khó duy trì và phát triển được. Để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ thiên nhiên, nguồn nguyên liệu tươi sống và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có.

Đặc tính ăn của cá nước ngọt

Thông thường, cá nước ngọt ăn cả thức ăn có sẵn trong nước (thức ăn tự nhiên) lẫn thức ăn do người nuôi cung cấp (thức ăn bổ sung).

Thức ăn tự nhiên gồm các phiêu sinh vật (động vật và thực vật phù du), động vật đáy, các loại thực vật sống trong nước.

Thức ăn bổ sung là những sản phẩm do con người cung cấp như những thức ăn tươi (cỏ, rau xanh, cá tạp, tôm, ốc...) và thức ăn chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp (lúa, ngô, khoai, sắn...).

 

Thức ăn tự chế biến cần đảm bảo đủ dinh dưỡng

Chế biến thức ăn cho cá

Đối với những loại thức ăn tươi khi chế biến chỉ cần rửa sạch, băm hoặc nghiền vừa cỡ miệng cá, rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi. Loại thức ăn này thích hợp với các loại cá trê, trắm cỏ, chim trắng, rô phi, chép...

Đối với việc chế biến thức ăn hỗn hợp cần chuẩn bị nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng và phối chế thích hợp nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất.

 

Những nguyên liệu thường được sử dụng:

- Cám gạo: Đây là nguồn phụ phẩm rẻ và nhiều từ xay xát lúa gạo. Trong cám gạo hàm lượng đạm 8 - 10 %. Cám gạo sau khi nghiền cần phơi khô dưới nắng nhẹ, sau đó để nguội và bảo quản cẩn thận để chế biến dần làm thức ăn cho cá.

- Cá tạp: Có hai nguồn là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển, nhưng chủ yếu sử dụng cá biển. Thành phần đạm các loại cá tạp dao động từ 44,1 đến 69,2%. Chất đạm từ cá được động vật thủy sản tiêu hóa rất tốt (> 90%), cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết. Hơn nữa, cá tạp là nguồn cung cấp các acid béo cần thiết và năng lượng trong thức ăn cho cá. Có thể sử dụng bột cá thay thế cho cá tạp với tỷ lệ lượng cá tạp = lượng bột cá x 4.

- Bột đậu nành: Có chứa hàm lượng cao 45 - 50%. Hiện nay, bột đậu nành ly trích dầu là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong thức ăn cho cá, người nuôi có xu hướng dùng bột đậu nành thay thế một phần bột cá trong phối chế thức ăn cho cá.

 

Phương thức chế biến

- Kiểm tra nguyên liệu trước khi chế biến, loại bỏ các sản phẩm bị mối mọt, nấm mốc.

- Cân, nghiền và phối trộn đều các nguyên liệu với nhau: Nghiền nhỏ các loại nguyên liệu, cân theo tỷ lệ định trước, sau đó phối trộn đều. Tiếp theo, nấu chín thức ăn, để nguội, làm nhỏ thức ăn hoặc ép thành viên cho cá ăn. Thức ăn chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.

 

Cho cá ăn: Tùy theo mật độ cá thả có trong ao mà có thể cho cá ăn từ 2 đến 4 lần/ngày. Nên cho cá ăn ở một vị trí cố định trong ao. Thường xuyên kiểm tra thức ăn của cá nếu không hết cần giảm số lần cho cá ăn và số lượng thức ăn nhằm tiết kiệm nguồn thức ăn và đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi do thức ăn thừa phân hủy.

Các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải được bảo quản an toàn không bị ẩm và nấm mốc gây hại. Những sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại nhằm phòng tránh ngộ độc cho vật nuôi.

Huyền Linh
(thuy sanvietnam.com.vn)
 Tags: thức ăn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,641
  • Tổng lượt truy cập90,865,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây