Học tập đạo đức HCM

Tìm ra cách ngăn ngừa bệnh vàng lá greenning trên cam quýt

Thứ ba - 19/03/2013 23:53
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách thức tấn công của một tác nhân gây bệnh trên cây trồng, loại bệnh đã phá hủy hàng trăm ngàn mẫu cây có múi trên toàn thế giới. Nghiên cứu có thể mở đường cho việc thực hiện phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Đây là một bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là asiaticus Liberibacter Candidatus và lây lan bởi loài rầy phấn, một loài côn trùng nhỏ bé chuyên ăn lá và thân của cây có múi. Không có cách nào chữa bệnh này, do đó, một khi cây bị nhiễm, cây sẽ từ từ chết. Căn bệnh này đã hủy diệt những lùm cây có múi ở châu Á, Brazil và Cộng hòa Dominica. Florida đã bị mất một phần ba số cây có múi do loại bệnh này. Căn bệnh này gần đây đã được phát hiện ở California. Bệnh này được coi là một kẻ giết người im lặng do cây bị nhiễm bệnh có thể sống trong nhiều năm mà không có triệu chứng, cho phép các tác nhân gây bệnh lây lan sang cây khác mà không bị phát hiện. Triệu chứng bệnh xuất hiện theo thời gian với việc trái cây bắt đầu chuyển sang màu xanh, xấu xí, có vị đắng và có vị kim loại.

Các loại vi khuẩn gây ra bệnh đôi khi có thể được tìm thấy trong một mẫu lá, nhưng do tác nhân gây bệnh phân bố không đều khắp cây nên kết quả thử nghiệm có thể gây hiểu nhầm. MaryLou Polek, phó chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Cây có múi California cho biết: Chỉ vì mầm bệnh không hiển thị chỉ trên một lá cây nên kết quả thử nghiệm âm tính cũng không đảm bảo cây không bị nhiễm. Vì vậy, khi bạn lấy mẫu một chiếc lá, có một xác suất cao là bạn sẽ thu được một kết quả âm tính giả.

Slupsky và Andrew Breksa, nghiên cứu hóa học tại Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp có trụ sở tại Albany, bang California đã thử một chiến thuật khác nhằm tìm kiếm manh mối dấu hiệu hóa học của cây. Họ đã sử dụng quang phổ cộng hưởng từ để nghiên cứu thành phần axit amin của nước ép từ ba loại cam quýt: trái cây lấy từ cây khỏe mạnh, trái cây không có triệu chứng từ cây có kết quả dương tính với bệnh, và trái cây có các triệu chứng mắc bệnh từ cây dương tính với bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết: Chúng tôi đã tìm thấy sự khác biệt lớn trong các dấu hiệu hóa học giữa các loại trái cây này. Với phát hiện sớm, người trồng cây và nhà quản lý có thể biết được cây nào có thể cần phải loại bỏ trước khi bệnh lây lan khắp vườn cây ăn quả. Những phát hiện này có ý nghĩa rất lớn cho những người trồng cây có múi và tất cả những người yêu thích cam quýt tươi.

Trong khi phân tích các axit amin, Slupsky và Breksa phát hiện ra cơ chế tấn công cơ bản của vi khuẩn. Các tác nhân gây bệnh dường như gây ra sự tàn phá khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng của cây. Cây cần axit amin cho sự phát triển, tăng trưởng và bảo vệ. Nghiên cứu chỉ ra các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản sinh, sử dụng và tái chế một số axit amin của cây. Ví dụ, một cây có thể chuyển đổi phenylalanine axit amin thành axit cinnamic, một hợp chất quan trọng cho hệ thống phòng thủ của cây. Tuy nhiên, nước ép từ cam ở cây mắc bệnh có nồng độ phenylalanine cao hơn đáng kể. Đó là một khám phá ngoạn mục, bởi vì khi con người hiểu các cơ chế đằng sau cuộc tấn công của bệnh, con người sẽ có cơ hội ngăn chặn bệnh.

Ngành công nghiệp cam chanh của Florida sản xuất chủ yếu là nước cam, và các nhà sản xuất có thể sử dụng phụ gia và biện pháp lọc để điều chỉnh vị đắng của trái cây thu hoạch từ cây bị mắc bệnh. Cam cung cấp năng lượng, pectin và rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho con người. Cam hiện là một trong những loại trái cây tiêu thụ nhiều nhất ở nước Mỹ.

Tài liệu tham khảo:
http://www.universityofcalifornia.edu/news/article/29156
 
H.A
(bannhanong.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm424
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,780
  • Tổng lượt truy cập90,867,173
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây