Học tập đạo đức HCM

Anh Hiểu làm giàu từ nuôi bò sữa

Thứ tư - 24/05/2017 04:43
Sau gần 2 năm đầu tư nuôi bò sữa, anh Nguyễn Văn Hiểu ở xã Nghĩa Đạo (Thuận Thành - Bắc Ninh) đã tạo dựng được trang trại nuôi bò sữa khang trang, quy mô lớn theo hướng bền vững.
 

Anh Hiểu chăm sóc đàn bò sữa.

Theo giới thiệu của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Nghĩa Đạo, chúng tôi đến thăm trang trại bò sữa của anh Hiểu ở xứ đồng thôn Đông Lĩnh, một trong hai hộ có trang trại bò sữa quy mô lớn tại huyện Thuận Thành.

Anh Hiểu cho biết: Gia đình đã trải qua nhiều nghề từ nuôi cá đến nuôi lợn, gà thịt; trồng nhiều loại cây trái từ chuối đến đu đủ cao sản, nhưng không nghề gì cho thu nhập cao và ổn định bằng nuôi bò sữa. Năm 2015, thấy nông dân nhiều huyện trong tỉnh thành công với mô hình nuôi bò sữa tập trung nên gia đình quyết định chuyển sang nuôi bò sữa với tổng kinh phí đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện, ba khu chuồng nuôi đang chăm sóc 25 con bò sữa, trong đó có 15 con đang cho thu sữa với sản lượng gần 3 tạ sữa/ngày, Công ty CP sữa Vinamilk thu mua ổn định với giá  14.000 đồng/lít. Ngoài ra, tôi còn có 10 con bò sữa hậu bị đang được chăm sóc ở khu chuồng nuôi riêng. Trung bình mỗi năm 1 con bò cho thu hơn 45 triệu đồng”.

Theo anh Hiểu, nuôi bò sữa không khó bởi ít bị dịch bệnh, nhưng người nuôi cần lưu ý 3 yếu tố là đảm bảo nguồn thức ăn; chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng dịch bệnh và con giống. Nhằm đảm bảo chi phí đầu vào và chất lượng sữa, ngoài nguồn cỏ tươi, anh còn cho bò ăn thêm thức ăn tổng hợp như thu mua cây ngô sáp cả bắp của nông dân trong vùng với giá hơn 1 triệu đồng/sào, cám gạo cùng phụ phẩm khác. Trung bình mỗi ngày một con bò sữa ăn hết 10kg thức ăn tổng hợp và 20kg cỏ tươi. Ngoài ra, gia đình còn thuê gần 3 mẫu đất lúa của nhân dân trong thôn để trồng cỏ voi, nhằm đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ vào mùa khô hạn.

Về chế độ chăm sóc và phòng dịch bệnh, để bò sữa khỏe mạnh, nhất thiết phải chú ý đến một số phương pháp phòng bệnh như thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, diệt muỗi, ruồi, áp dụng nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật, tiêm phòng cho bò theo định kỳ để tránh mắc phải một số bệnh như dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Đồng thời, đặc biệt lưu ý bổ sung nguồn thức ăn phù hợp, giàu chất dinh dưỡng trong thời kỳ vắt sữa để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cũng như duy trì sức khỏe ổn định.

Đối với khâu chọn con giống, anh Hiểu cho biết: Nhiều người cho rằng, muốn bò cho chất lượng cao, người chăn nuôi nên lựa chọn giống bò Hà Lan thuần chủng. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy, tùy theo điều kiện kinh tế mà người nuôi có thể chọn mua bò lai F2 hoặc bò lai F1. Nếu bò Hà Lan thuần, chúng thường khá kén ăn, dễ nhiễm bệnh, khả năng chịu đựng kém. Vì thực tế bò sữa Hà Lan thuần chỉ thích hợp khi được chăn nuôi ở một số vùng như Đức Trọng (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La) và một số nơi có khí hậu mát mẻ khác”.

Hiện nay, với việc đầu tư hệ thống vắt sữa đã sử dụng hoàn toàn bằng máy móc, nguồn sữa do trang trại bò sữa của anh Hiểu cung cấp luôn đảm bảo chất lượng cao, sản lượng sữa nhiều hơn các hộ chăn nuôi khác, giúp giảm được chi phí đáng kể trong quá trình sản xuất.

Ông Hoàng Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đạo, đánh giá: “Mô hình chăn nuôi bò sữa của hộ gia đình anh Hiểu mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư ban đầu không nhỏ, vì thế xã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Để tạo động lực và khuyến khích nông dân có ý tưởng chăn nuôi bò sữa, xã, thôn sẽ tạo điều kiện cho các hộ thầu đất của các hộ khác để nuôi bò. Mô hình này vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, vừa góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới”.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, đến nay, anh Hiểu đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, nuôi các con ăn học. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa cho nhiều nông dân trong xã. Tấm gương chăn nuôi giỏi của anh đã tạo động lực giúp nhiều hộ nông dân xã Nghĩa Đạo mạnh dạn đầu tư, làm giàu bền vững từ mô hình này.

Huy Sơn/kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập479
  • Hôm nay85,006
  • Tháng hiện tại790,119
  • Tổng lượt truy cập90,853,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây