Đầu năm 2016, gia đình ông Phạm Công Bằng từ Đà Lạt tìm tới thôn Đạ Đum 2, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, mua đất lập nghiệp. Đang loay hay chưa biết định hình sẽ trồng cây gì để làm giàu, nuôi con gì để phát triển kinh tế trên diện tích 2ha đất của gia đình thì ông Bằng tình cờ gặp một người quen, người này chuyên làm rau ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao khá nổi tiếng ở Đà Lạt.
Ông Phạm Công Bằng bên vườn cà chua trồng theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thấy đất đai thuận lợi, người bạn đã tư vấn cho ông Bằng đến với nghề làm nông và hứa sẽ bao tiêu đầu ra cho gia đình ông Bằng nếu đạt được những điều kiện về chất lượng sản phẩm.Được sự tư vấn tận tình của bạn, gia đình ông Phạm Công Bằng đã lập trang trại rau sạch theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Mục tiêu mà trang trại của ông Phạm Công Bằng và người bạn hướng tới là sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước mà về lâu dài còn phải hướng ra xuất khẩu bằng những hợp đồng với đối tác ổn định.
Do đó, nhiệm vụ hàng đầu mà trang trại này đặt ra là xây dựng thương hiệu dựa trên cơ sở sản xuất rau sạch, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng. Đến nay tất cả diện tích đất canh tác của gia đình ông Phạm Công Bằng đã được chuyển vào nhà kính hiện đại, thông thoáng, đạt tiêu chuẩn để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trang trại được trang bị hai hệ thống tưới song song gồm phun sương làm mát và tưới trực tiếp nhỏ giọt vào từng gốc cây. Khi nhiệt độ trong nhà kính vướt quá điều kiện cho phép, có thể gây bất lợi cho cây trồng thì hệ thông phun sương làm mát sẽ hoạt động. Các chất dinh dưỡng, phân bón được hòa trực tiếp vào nước để chăm sóc, nuôi cây. Nhờ sống trong một môi trường nhân tạo gần như hoàn hảo mà tất cả các loại cây trồng trong trang trại này đều phát triển rất tốt, cây trồng cho năng suất, chất lượng cao.
Ớt chuông là 1 trong những loại cây trồng được ông Phạm Công Bằng và nhiều nhà vườn khác ở huyện Lạc Dương chọn trồng trong vườn.
Ông Phạm Công Bằng cho biết, để có được những sản phẩm như ý muốn, ngoài việc đầu tư, trang bị nông trại theo công nghệ sản xuất của Israel tiêu tốn khoảng 220 triệu đồng/1.000m2, còn đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Đến nay, trang trại đã có đầu ra ổn định, sản phẩm cung cấp nông sản ra thị trường từ giữa năm 2016. Việc sử dụng các chất hóa học được xem là “kiêng kỵ”, phân bón chủ yếu là phân hữu cơ có nguồn gốc từ châu Âu, phù hợp với từng loại cây trồng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để hạn chế các loại côn trùng gây hại trên cây trồng, nông trại còn cũng trồng khá nhiều loại cây đối kháng để bảo vệ hoa màu. Nhằm kiểm soát dịch bênh trên cây trồng, trang trại tự ươm và xử lý ngay từ khi cây non vừa nảy mầm, đảm bảo cây giống trước khi đưa ra trồng phải đạt chất lượng tốt nhất, có khả năng kháng bệnh. Để có được điều này, trang trại của ông Phạm Công Bằng luôn tiếp cận những giống rau, trái mới, trồng theo đúng khuyến cáo của các nhà sản xuất giống. Đến nay, ông Bằng đã có gần chục loại cà chua, ớt chuông, dưa pepino...mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng tạ sản phẩm các loại.
Các mặt hàng nông nghiệp ở đây được bán với giá cao hơn ở ngoài từ 50-100% tùy vào từng loại rau. Anh Nguyễn Định, người nhận bao tiêu sản phẩm cho gia đình ông Phạm Công Bằng cho biết, mặc dù mới đi vào hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng nhờ tuân thủ các quy trình sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, mà các sản phẩm ở trang trại của hộ ông Bằng đều đạt chất lượng cao, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sử dụng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã