Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú hoa xuất khẩu

Thứ tư - 10/06/2015 23:40
Sau vài năm bươn chải ở TPHCM, cử nhân Đại học Kinh tế TPHCM Nguyễn Đình Sơn quyết định trở về thành phố Đà Lạt với khát vọng làm giàu từ hoa và trở thành tỷ phú trên vùng đất này. Đặc biệt, anh mang một số loại hoa đi triển lãm, dự hội chợ hoa ở Nhật Bản.
 

Doanh nghiệp đầu tiên ở Đà Lạt xuất khẩu hoa

Anh Nguyễn Đình Sơn thành lập Cty CP Công nghệ Sinh học Rừng Hoa Đà Lạt (Cty Rừng Hoa Đà Lạt) tại 7A/1 Mai Anh Đào, phường 8, lập phòng nuôi cấy mô để sản xuất cây giống các loài hoa. Quá trình sản xuất, kinh doanh hoa, anh nhận thấy tiêu thụ hoa ở thị trường nội địa, giá cả rất bấp bênh, không thể phát huy hết tiềm năng của miền đất được thiên nhiên ưu đãi như Đà Lạt. Anh Sơn sang Thái Lan, Trung Quốc rồi Nhật Bản học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm cách xuất khẩu hoa. 

“Công nghệ sinh học ở các nước này hơn ta một bậc, họ thường xuyên lai tạo được nhiều loại giống hoa mới, màu sắc, hình dáng phong phú có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên, khí hậu không thể sánh được với Đà Lạt. Nhiều nơi ở Trung Quốc không thể canh tác hoa vào mùa đông, còn Nhật Bản phải sản xuất hoa trong môi trường nhân tạo. Lợi thế cạnh tranh của hoa Đà Lạt là rất lớn bởi chỉ nhờ vào khí hậu trời cho, người trồng hoa Đà Lạt đã giảm được khoảng 30% chi phí đầu tư so với nhiều vùng trồng hoa nổi tiếng khác trên thế giới”, anh Sơn nói.

Để tiếp cận thị trường mua bán hoa của thế giới, anh Sơn mạnh dạn mang một số loại hoa của Cty tới Trung tâm triển lãm hoa Tokyo. Thật bất ngờ, ngay trong chuyến đầu tiên hoa của anh đã được doanh nghiệp Nhật đặt mua vì giá phù hợp, chất lượng đạt yêu cầu. “Hình thức đấu xảo giúp người sản xuất không bị ép giá, đồng thời biết được nhu cầu và thị hiếu khách hàng để có kế hoạch sản xuất phù hợp”, anh cho biết.

Sau những chuyến xuất khẩu hoa thành công sang Nhật rồi Bỉ, Indonesia…, Cty Rừng Hoa Đà Lạt trở thành công ty tư nhân đầu tiên ở Đà Lạt xuất khẩu hoa trực tiếp đi các nước với nhiều loài hoa như cúc, hồng, lily, arum, hồng môn...

Phòng thí nghiệm của Cty Rừng Hoa Đà Lạt.

Trung tâm nhân giống hàng đầu Việt Nam

Cây trầu bà (tên khoa học là Calathea Bicajoux) là loại cây cảnh xuất xứ từ châu Âu, lá đẹp nhưng không có hoa. Năm 2010, Cty Rừng hoa Đà Lạt đã tiến hành lai tạo để cho ra những loại trầu bà có nhiều màu sắc khác nhau trên một chiếc lá. Điều thú vị là quá trình lai tạo đã khiến trầu bà đột nhiên nở hoa và độ bền của hoa kéo dài tới 1- 2 tháng.

Từ những cây đột biến gien quý giá này, doanh nghiệp đã nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất thành công 20 loại cây trầu bà có hoa với số lượng hàng trăm ngàn cây để xuất khẩu sang Bỉ và Hà Lan.

Việc nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong ống nghiệm (nhân giống in vitro) chủ yếu áp dụng cho các loài cây thân mềm (rau, hoa, khoai tây…), thế nhưng sau hai năm dày công nghiên cứu (thử nghiệm với rất nhiều quy trình khác nhau), Cty Rừng Hoa Đà Lạt đã thực hiện thành công trên cây tre, tạo bước đột phá trong sản xuất loại cây giống này. Từ một chồi tre có thể tạo ra cả triệu cây giống sạch bệnh, có sức sống tốt nên một số đơn vị ở Việt Nam và nước ngoài ngỏ ý muốn đặt hàng. Bước đầu, Cty đã xuất hàng chục ngàn cây tre giống sang Philippines.

Cty Rừng hoa Đà Lạt là một trong 3 công ty đầu tiên của cả nước được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cty đầu tư 2 phòng thí nghiệm rộng 5.000 m2 cùng nhiều trang thiết bị hiện đại với công suất sản xuất 24 triệu cây giống/năm; hệ thống vườn ươm diện tích 0,5 ha, sản xuất 400.000 cây con/tháng, trong đó có khu nhà kính 3.000 m2 theo công nghệ châu Âu trị giá 7 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có tới 170 kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học; hằng năm đều cử kỹ sư sang châu Âu cập nhật kiến thức quản lý và kỹ thuật mới trong sản xuất giống cây trồng công nghệ cao. Chủng loại hoa và cây cảnh mà doanh nghiệp nghiên cứu, nhân giống đã lên đến con số 600, cung cấp cho thị trường nội địa và xuất đi nhiều nước như Bỉ, Mỹ, Nhật, Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan. Năm 2013, công ty xuất khẩu hơn 10 triệu cây giống thu về gần 2 triệu USD và năm 2014 ước đạt 14 triệu cây giống.

PGS.TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng nhận định Trung tâm nhân giống in vitro của Cty Rừng Hoa Đà Lạt được đầu tư với quy mô lớn bậc nhất Việt Nam, là mô hình sản xuất cây giống công nghiệp tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kim Anh
Theo tienphong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay31,643
  • Tháng hiện tại976,707
  • Tổng lượt truy cập91,040,100
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây