Học tập đạo đức HCM

Vựa cá giống trên đất Cảng

Thứ tư - 10/06/2015 21:42
Đó là làng nghề Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) với nghề truyền thống rất đặc biệt: sản xuất cá giống. Họ nuôi cá bố mẹ cho đẻ, ấp thành cá bột, sau 3 - 5 ngày thì thả cá xuống ao ương khoảng 1 tháng thì xuất bán cá giống cho thương lái hoặc cho xe tải giao tận các hộ gia đình nuôi thủy sản.
Vua ca giong tren dat Cang Trại ươm cá giống của hộ anh Đỗ Văn Đoàn, thôn Hội Am, xã Cao Minh.

“Trời cho” buôn cá giống 

Hội Am là vùng trũng có nhiều ao hồ. Từ đầu thế kỷ XX, người dân Hội Am đã thả một số loại cá bắt được ở sông và đồng, nuôi làm cá thịt. Hằng năm, đến mùa cá đẻ, nhiều người nơi đây chở thùng sơn đi khắp các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam… để bắt cá đẻ trong tự nhiên, đưa về cho nở thành cá con, rồi ươm thành cá giống. 

Họ tuyển chọn loại cá thả được để nuôi thành cá thịt và loại bỏ các loại cá tạp. Trải qua quá trình làm nghề lâu dài, người dân Hội Am tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong ươm nuôi cá giống, nhất là xác định thời điểm cá đẻ và phân loại cá. 

Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, khi các sông suối đầu nguồn đã bị chặn lại làm thuỷ điện, nguồn cá tự nhiên không còn. Cùng với nền khoa học ngày càng phát triển, từ năm 1982 người dân Hội Am đã nuôi được cá đẻ. Do ương nuôi được nhiều cá giống, các hộ nảy ra ý muốn cung cấp cá giống cho nhiều địa phương khác, góp phần phát triển ngành thủy sản. 

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và người dân có nhiều kinh nghiệm, Hội Am hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để mở rộng nghề SX cá giống. Ngoài các loài cá nước ngọt truyền thống, từ năm 2000 đến nay, họ còn nhập nhiều giống cá mới ở các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài. 

Năng động trong thời kỳ mới 

Ông Nguyễn Văn Luân, Chủ tịch UBND xã Cao Minh cho biết, Hội Am hiện có 370 hộ với 420 lao động tham gia SX cá giống trên tổng diện tích gần 35 ha. Làng nghề đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và biết kết hợp với KHKT trong nuôi ương nhiều loại cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. 

Hiện nay, Hội Am nuôi được cá giống ở cả ba loại (nước ngọt, lợ, mặn). Bà con thu lợi nhuận từ nghề nuôi cá giống đạt trên 11 tỷ đồng/năm. Họ nuôi cá bố mẹ cho đẻ, ấp thành cá bột, sau 3 - 5 ngày thì thả cá xuống ao ương khoảng 1 tháng thì xuất bán cá giống cho thương lái hoặc cho xe tải giao tận các hộ gia đình nuôi thủy sản. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo xã Cao Minh mong muốn thành lập một HTX chuyên về cá giống để tập hợp, hỗ trợ các hộ SXKD cá giống Hội Am. Đồng thời, tạo điều kiện để bà con địa phương được vay vốn mở rộng diện tích, thường xuyên tiếp cận các kỹ thuật mới trong ương, nuôi cá giống… 

Với một số loại cá ở các vùng khí hậu khác như ở một số tỉnh miền Nam hay nước ngoài mà địa phương không SX được thì các hộ nuôi ở Hội Am mua về nuôi ươm. Sau khi cá lớn đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm thì giao cho thương lái. 

Các hộ nuôi cho cá ăn cám viên nổi do một số công ty SX hoặc bột, cám, gạo, ngô, bột đậu tự chế biến tại nhà. Mỗi năm Hội Am tiêu thụ hàng trăm triệu con cá giống, trong đó phần nhiều là cá vược, trê, rô, chép, chim, trắm… 
Anh Đỗ Văn Đoàn, một hộ nuôi ở thôn Hội Am cho hay, cá giống là loại cá nhỏ, mỏng manh, dễ chết nên quá trình nuôi ương, thâm canh, đánh bắt, vận chuyển khi mang đi tiêu thụ đều phải có kỹ thuật. Cá giống phải khoẻ mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Sản phẩm cá giống Hội Am được bà con nuôi thủy sản gần xa hết sức ưa chuộng và tin cậy vì uy tín và chất lượng luôn đảm bảo. Ở Hội Am, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ nghề truyền thống của cha ông. 

Bí quyết của họ là SX cá giống dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm truyền thống mà các thế hệ đi trước để lại với việc áp dụng các tiến bộ KHKT. Có hộ lập cả trang web bán cá giống trên mạng. Có hộ cất công ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm nuôi cá công nghệ cao… 

Để tiếp tục phát triển làng nghề, UBND xã Cao Minh đang nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cá giống Hội Am. Điều này đang trở nên hết sức cấp thiết trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày nay, khi đã có một số nơi giả mạo thương hiệu cá giống Hội Am để trục lợi. 

Đặc biệt, theo quy định của Luật Thủy sản, trong quá trình vận chuyển cá giống, phải chứng minh được nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Vì thế, bà con Hội Am đang nóng lòng chờ thương hiệu “Cá giống Hội Am” được bảo hộ.
nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,996
  • Tổng lượt truy cập90,883,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây