Buổi chiều cuối tháng 7, dẫn chúng tôi đi trên quả đồi khá rộng được phủ trắng bởi những tấm gỗ bóc, những đống gỗ chất chồng và trong tiếng máy bóc, máy xẻ gỗ, từng người lao động đang mải mê với công việc bóc ván, ông Tiến chia sẻ: Đây chỉ là một trong hai xưởng của gia đình. Ngoài làm xưởng gỗ, gia đình ông còn làm thêm các ngành nghề khác để tăng thu nhập và điều tự hào lớn nhất của ông là các con đều trưởng thành, kinh tế khá giả.
Năm 1978, khi tròn 20 tuổi, chàng thanh niên Hà Công Tiến theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Đồn biên phòng I, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, ông cùng các đồng đội quyết tâm chiến đấu bảo vệ biên giới đất nước và trong một trận đánh ông bị thương, giám định thương tật mất 51% sức khỏe. Sau 4 năm phục vụ trong quân ngũ, ông được phục viên trở về quê hương, là thương binh hang 3/4.
Với sự cần cù, chịu khó, trên mảnh đồi rộng 2ha, vợ chồng ông Tiến trồng bạch đàn, sắn, lạc và nuôi trâu bò, lợn, gà rồi nuôi ong. Nhờ chăm chỉ làm ăn, vợ chồng ông nuôi được các con ăn học và cũng tích cóp được chút ít vốn để mở cửa hàng cung ứng vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu nông nghiệp cho người dân trong xã và khu vực lân cận. Đến năm 2001, nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, chi phí để mở xưởng gỗ bóc không quá lớn, ông Tiến quyết định vay thêm vốn ngân hàng để san ủi vườn đồi bạch đàn trước nhà, đầu tư máy móc và thuê công nhân. Bước vào lĩnh vực kinh doanh mới, lúc đầu cũng gặp không ít khó khăn, nhưng càng làm càng có kinh nghiệm, uy tín, ông tiếp tục đầu tư thêm máy móc, mở rộng nhà xưởng, nâng số xưởng chế biến ván bóc lên 2 xưởng với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Đến nay, trung bình mỗi ngày, 2 xưởng của ông Tiến bóc, xẻ trên 60m3 gỗ, tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động, trong đó có nhiều lao động là con em của hội viên Hội cựu chiến binh huyện Lập Thạch. Sản phẩm gỗ ván trước đây của gia đình ông Tiến được xuất khẩu đi Ấn Độ, Malaysia thì nay được các công ty trong nước thu mua tại chỗ. Ngoài gỗ bóc, các phụ phẩm như: Mùn cưa, lõi cây… cũng được ông tận dụng triệt để, đem lại mức thu nhập hằng tháng trên dưới 50 triệu đồng. Mới đây, gia đình ông Tiến tiếp tục mở rộng kinh doanh lĩnh vực đá ốp lát, giải quyết việc làm thêm cho 5 lao động thường xuyên.
Với nghị lực vươn lên làm giàu và tấm lòng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, ông Tiến luôn được người dân thôn Cầu Giát yêu mến, nể phục. Năm 2017, ông được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen tại hội nghị điển hình người có công toàn quốc.
Lê Duyên
Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã