Học tập đạo đức HCM

Một số biện pháp phòng chống rét trong Nuôi trồng Thuỷ sản.

Thứ tư - 10/12/2014 22:46
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, mùa đông năm nay, không khí lạnh sẽ hoạt động sớm hơn so với hàng năm. Dự báo, đến khoảng ngày 11 và 12/12 sẽ có thêm một đợt không khí lạnh rất mạnh tràn về miền Bắc. Đợt không khí lạnh này có thể gây đợt rét đậm rét hại diện rộng và kéo dài đầu tiên ở nước ta trong mùa đông này. Khi thời tiết thay đổi với nhiệt độ xuống thấp trong thời gian dài đang ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thủy sản.Mặt khác, nhiệt độ xuống thấp cũng là điều kiện để các loài nấm phát triển gây bệnh khi cá rúc đầu xuống bùn tránh rét…; Để giảm nhẹ những thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra các hộ, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản tùy điều kiện, mức độ tôm cá nuôi; thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Với cá giống đang lưu giữ: Giữ độ sâu nước ao 1,4 - 1,5m; ở các góc ao kín gió làm những sọt tre, bó rơm rạ hoặc các túm bao tải dứa dìm dưới nước để cá trú đông; trên mặt ao thả 2/3 bèo tây về hướng Bắc để chắn gió.
          - Với các loài thủy sản nuôi thương phẩm:
          + Che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp. Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Dưới ao bơm nước sâu 1,4 - 1,5m. Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao về phía bắc để chắn gió. 
          + Thường xuyên bơm nước giữ ở mức 1,4 -1,5m có tác dụng chống rét. Có kế hoạch làm ao trú đông (độ sâu 2 - 2,5 m, khuất gió mùa đông bắc) cho các loài thuỷ sản nuôi qua đông.
          + Chú trọng chăm sóc các đối t­ượng nuôi chu đáo, tăng cường sức đề kháng, áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thuỷ sản; ngoài việc theo dõi thì phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao hay bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để các loài thủy sản có đủ sức đề kháng bệnh tật cũng như khả năng chịu rét. Chăm sóc đối tượng nuôi tốt để kịp thu hoạch hết sản phẩm nuôi khả năng chịu lạnh kém trước thời điểm rét đậm như: cá rô phi, tôm;  Chỉ để nuôi các đối tượng có khả năng chịu lạnh khá tốt như: cá chép, cá chẽm, cua trong mùa rét; khi thời tiết thay đổi (từ mùa thu sang mùa đông, từ mùa đông sang mùa xuân) cá rất dễ bị bệnh; tiến hành dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh cho thủy sản phát triển đầu vụ xuân./.
Sỹ Công - Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản.
Theo: sonongnghiephatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay73,571
  • Tháng hiện tại778,684
  • Tổng lượt truy cập90,842,077
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây