Học tập đạo đức HCM

Phát triển cây có múi cần tập trung vào công nghệ, quản lý dịch bệnh

Thứ sáu - 05/12/2014 02:00
Cây có múi, đặc biệt là nhiều vùng cam đang giúp nông dân phất lên làm giàu. Khẳng định dư địa phát triển còn rất dồi dào, tuy nhiên, TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ NN-PTNT) cho rằng, trước mắt không nên mở rộng diện tích, mà ưu tiên đầu tư công nghệ, quản lý dịch bệnh
TS Nguyễn Quốc Hùng   Dư địa còn lớn Tính đến năm 2013, diện tích cây có múi cả nước ước khoảng 136 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1,4 triệu tấn, riêng diện tích cam khoảng 60 nghìn ha. Các vùng cây có múi rải khắp nhiều vùng trên cả nước.  
Tuy nhiên, quy mô các vùng nhìn chung vẫn còn hạn chế, có thể kể tới vùng Tây Bắc có cam Cao Phong (Hòa Bình), cam sành Bắc Quang (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Văn Chấn (Yên Bái), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ); vùng Đông Bắc có vùng quýt Bắc Sơn, Tràng Định (Lạng Sơn), quýt Bạch Thông (Bắc Kạn), bưởi Diễn (Hà Nội), một số vùng ở Bắc Giang, cam Canh ở Văn Giang (Hưng Yên); miền Trung có cam Quỳ Hợp (Nghệ An), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh); miền Nam có bưởi Tân Triều (Đồng Nai), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), cam Tam Bình, quýt Lai Vung (Đồng Tháp), bưởi da xanh Bến Tre…
Đối với cây cam, mới chỉ tiêu thụ nội địa, tuy nhiên hằng năm chúng ta vẫn đang NK lượng lớn của Trung Quốc. Các vùng trồng cam chưa nhiều, cả nước tính sơ qua mới có 3-4 vùng trồng cam tập trung có diện tích đáng kể, so với các loại cây ăn quả khác còn rất bé. Ngoại trừ một số giống có tính đặc thù khí hậu như cam Xã Đoài, các giống cam dòng Navel…, còn lại nhìn chung tính thích nghi của cây có múi khá rộng. Bưởi da xanh trước đây vốn chỉ trồng ở phía Nam hiện đã đưa ra trồng ở Cao Phong, Bắc Giang đạt năng suất, chất lượng khá tốt. Vì vậy, có thể nói dư địa phát triển cây cam nói riêng và cây có múi nói chung vẫn còn vô cùng lớn.
Cây có múi đòi hỏi kỹ thuật SX rất cao, đặc biệt là sâu bệnh Một số địa phương có điều kiện hoàn toàn có thể đưa cây có múi như cam, bưởi, quýt… vào cơ cấu cây trồng, điển hình như các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang) bởi điều kiện thổ nhưỡng rất thích hợp. Lợi thế của cây cam là thời gian thu hoạch có thể kéo rất dài, khác với vải thiều chỉ thu hoạch tập trung, khả năng bảo quản, vận chuyển cam cũng thuận lợi hơn vải thiều rất nhiều. Vì vậy, Bắc Giang hoàn toàn có thể chuyển một số diện tích vải thiều kém hiệu quả sang cây có múi, trong đó có cam. Trước đây, Bắc Giang đã từng có vùng cam Bố Hạ (Yên Thế) rất nổi tiếng nhưng bây giờ không còn nữa. Ngoài ra, vùng Nghĩa Đàn - Quỳ Hợp (Nghệ An) hiện tiềm năng mở rộng diện tích cam vẫn còn lớn. Các huyện miền tây Thanh Hóa như Như Thanh, Như Xuân… có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cam. Trước đây Nông trường Thống Nhất (Yên Định - Thanh Hóa) cũng đã từng trồng cam nhưng nay vùng này đã chuyển sang trồng mía và cao su, hiệu quả chưa như mong đợi. Tây Nguyên cũng là địa bàn chưa có mặt cây có múi, và hoàn toàn có thể trồng được. Một số địa phương như Bắc Kạn, Lai Châu có thể trồng cam ở một số tiểu vùng nhỏ, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ. Đối với các tỉnh đồng bằng, nếu có quy hoạch tốt để giải quyết vấn đề thoát nước, hoàn toàn có thể phát triển được cây có múi. Vùng bưởi Diễn (Hà Nội) nhiều năm gần đây liên tục mất mùa bởi nhiều diện tích trồng xen kẹt với đất lúa nên bị úng. Vì vậy trước mắt, nếu không có quy hoạch bài bản thì chỉ nên đặt vấn đề phát triển cây có múi ở các vùng đất đồi, miền núi. Chưa nên mở rộng Mặc dù dư địa phát triển còn lớn, tuy nhiên, theo tôi, chưa nên mở rộng diện tích cây có múi, mà chỉ nên tập trung thâm canh, cải tạo tăng năng suất, tăng giá trị kinh tế đối với các diện tích đã có. Điểm dễ nhìn thấy giữa các vùng trồng cam hiện nay là không đồng đều, có sự chênh lệch về thu nhập rất lớn, chứ không phải vùng nào cũng tốt như Cao Phong hay Quỳ Hợp.  Nếu như Quỳ Hợp, Cao Phong và các vùng ở ĐSBCL hiện nay có trình độ thâm canh rất cao, năng suất cam đạt tới 40-50 tấn/ha, thu nhập người trồng cam hàng tỉ đồng mỗi năm thì một số vùng khác, điển hình như vùng cam sành Hà Giang hiện năng suất cam chỉ đạt trung bình 12 tấn/ha, nhiều diện tích thậm chí chỉ có 7-8 tấn/ha, đời sống người trồng cam chưa khá giả. Công nghệ sau thu hoạch cũng là vấn đề ở tất cả các vùng trồng cam hiện nay. Vùng cam Cao Phong mới đây mới biết đóng thùng trước khi vận chuyển đi tiêu thụ, nhưng kích cỡ thùng quá lớn, còn lại các vùng khác vẫn còn vận chuyển bằng sọt tre, bao tải…  
Vùng bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Đoan Hùng (Phú Thọ) nếu thời gian qua không nỗ lực nghiên cứu khôi phục thì chắc đến nay đã bị xóa sổ. Vùng cam Bắc Quang (Hà Giang) trước đây có diện tích khoảng 1.500 ha, năng suất rất tốt nhưng bây giờ đang có nguy cơ giảm diện tích, năng suất ngày càng tụt mạnh, mà nguyên nhân chủ yếu do trình độ canh tác, đầu tư của nông dân rất hạn chế. Nếu như người trồng cam đường Canh ở Văn Giang (Hưng Yên) hiện nay biết ủ cả ốc, cá, đậu tương để thay thế phân hóa học, người trồng cam ở Cao Phong hay Quỳ Hợp có khả năng đầu tư, có kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh rất hoàn hảo, thì hầu hết vùng cam Hà Giang người dân gần như bỏ bê, trồng dày chi chít, không bón phân chuồng, không tỉa cành tạo tán, không tưới mà chỉ nhờ nước trời… Điều này cho thấy không phải nơi nào cũng làm giàu được từ cây có múi. Một số giống cam hiện nay có tính đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu rất cao, không phải nơi nào cũng trồng được. Ví dụ cam Xã Đoài có thể trồng cho năng suất rất cao ở Cao Phong, Quỳ Hợp, nhưng đưa lên Hà Giang, do lượng mưa rất lớn nên lại không trồng được, mà chỉ trồng được cam sành, dù biết giá cam sành không thể cao bằng cam Xã Đoài. Việc quản lí và phòng trừ một số sâu bệnh đơn giản như vàng lá vi khuẩn, rệp, nhện, đốm đen… ở một số vùng cam có trình độ kỹ thuật cao như Hưng Yên, Cao Phong, Quỳ Hợp… hiện đã cơ bản tốt, tuy nhiên sâu bệnh vẫn đang là vấn đề lớn của cây có múi, đặc biệt là bệnh greening và sâu đục quả. Bệnh greening vẫn chưa có thuốc điều trị, nếu không có kỹ thuật quản lí tốt môi giới truyền bệnh thì sẽ rất nguy hiểm. Vựa cam sành Bố Hạ (Bắc Giang) trước đây có tiếng, nhưng đến nay đã bị xóa sổ chủ yếu do sâu bệnh.  Một số cây có múi có đặc điểm sinh học khá đặc biệt, điển hình như vùng bưởi Phúc Trạch và Đoan Hùng vừa qua có nguy cơ bị xóa sổ do tỉ lệ đậu quả ngày càng giảm, năng suất rất thấp.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phát hiện ra nguyên nhân của tình trạng này là hiện tượng “tự bất tương hợp”, nghĩa là nếu để bưởi tự thụ phấn đến giai đoạn thuần hóa vườn bưởi thì tỉ lệ đậu quả sẽ ngày càng thấp. Sau này, nhờ trồng xen các giống bưởi khác giống và thụ phấn chéo, tỉ lệ đậu quả đã tăng lên rõ rệt, vì vậy diện tích bưởi Phúc Trạch và Đoan Hùng đã khôi phục dần. Về giống, bộ giống cam còn khá đơn điệu, mới chỉ có 3-4 giống mới.
Viện Nghiên cứu Rau quả hiện có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi, mỗi năm cung cấp khoảng 2 triệu cây giống sạch bệnh cho các vùng, tuy nhiên vẫn còn tình trạng chất lượng giống chưa đạt chất lượng, nhiễm bệnh lưu hành trên thị trường.
Trước đây, chương trình giống cây trồng của Bộ NN-PTNT từng xây dựng một số cơ sở SX giống cây có múi sạch bệnh gồm vườn ươm tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) và một cơ sở SX giống ở Bắc Quang (Hà Giang). Tuy nhiên hiện tại, vườn ươm tại Nghĩa Đàn đã giải tán do bị thu hồi đất cho Cty sữa TH True milk, còn vườn ươm tại Hà Giang mặc dù đã xây dựng xong hạ tầng nhưng sau đó do không được đầu tư đúng mức nên hoạt động không hiệu quả, hiện đã giao cho Cty giống cây trồng Hà Giang quản lí. Đầu tư cho nghiên cứu SX giống cây có múi khá phức tạp và tốn kém, hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. (TS Nguyễn Quốc Hùng)
Theo: vtvcantho.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Hôm nay70,996
  • Tháng hiện tại776,109
  • Tổng lượt truy cập90,839,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây