Học tập đạo đức HCM

Mùa bội thu của làng buôn rơm

Thứ ba - 10/03/2015 07:07
Những ngày này ở Quảng Ngãi, người dân đã bắt đầu thu hoạch dưa hấu. Đây cũng là lúc các làng bán rơm trong tỉnh vào vụ.

Tại các điểm bán nằm dọc theo trục Quốc lộ 1A của làng rơm thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, khá nhiều xe ô tô tải trọng 6-10 tấn đang mua rơm chất lên xe. “Bây giờ mới đầu vụ dưa nên còn ít, chứ lúc cao điểm, xe ô tô đến chờ mua rơm xếp cả hàng dài” - anh Tùng, người dân ở đây cho biết. Anh Nguyễn Hữu Tài (32 tuổi), tài xế xe tải, quê ở huyện Bình Sơn, cho hay: Với tải trọng xe khoảng 10 tấn, tùy từng thời điểm giá cả lên xuống mà số tiền mua rơm để lót dưa mỗi chuyến dao động từ 3-5 triệu đồng.

 


 Một điểm bán rơm ở Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức.     công xuân
Theo lời của các chủ rơm ở đây, rơm chủ yếu là bán để lót dưa, còn dùng để trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc không đáng kể. Vì vậy năm nào dưa tiêu thụ mạnh và được vận chuyển đi nơi khác nhiều (chủ yếu là ra Lạng Sơn để xuất sang Trung Quốc) thì giá rơm tăng cao, và ngược lại. Riêng tại thời điểm này, giá rơm được bán khoảng 1,1 triệu đồng/tấn. “Không phải lúc nào cũng có rơm sẵn để mua. Nhiều khi dưa hút hàng, muốn mua rơm phải gọi điện thoại đặt trước 5-7 ngày mới có”- một tài xế tên Vũ góp chuyện.

Quảng Ngãi có khá nhiều làng bán rơm, nằm chủ yếu dọc theo trục Quốc lộ 1A. Nhưng nhiều nhất là đoạn đi qua 2 xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ và xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, với số hộ tham gia ước tính trên 40. Theo lời các hộ buôn rơm, nghề này ra đời được khoảng 15 năm và thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận được cho là nơi khởi đầu. Một chủ buôn rơm tên Huệ (45 tuổi, ở Kim Giao) kể: Hơn 14 năm trước, thấy có nhiều người đánh xe ô tô đến hỏi mua rơm để chở về lót dưa hấu vận chuyển đi nơi khác cho khỏi giập, hư hỏng, một số người ở Kim Giao đã đi mua rơm về bán. Từ chỗ ban đầu chỉ một vài hộ đã tăng lên hàng chục, rồi lan sang xã bên cạnh là Đức Lân và nhiều nơi khác trong tỉnh. Để có rơm bán, cứ vào vụ thu hoạch lúa các chủ vựa rơm cho người vào các cánh đồng trong tỉnh mua về trữ. “Cách đây 3-4 năm thì giá rơm mua tại ruộng chỉ khoảng 80.000 đồng/sào, hiện đã tăng lên 200.000 đồng/sào. Cộng các khoản chi phí thuê người gom, tiền chuyên chở về được đến nhà thì giá rơm là khoảng 400.000 đồng/sào”- chị Vân, một chủ buôn rơm, tính toán.

Tuy không nói chính xác, thế nhưng các chủ buôn rơm cho biết: Lợi nhuận khá cao. Ít thì 20-40 triệu đồng/năm, nhiều thì trên dưới 100 triệu đồng/năm. Nghề buôn rơm đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình và cả người trồng lúa.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm455
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,537
  • Tổng lượt truy cập90,866,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây