Học tập đạo đức HCM

Nuôi thủy sản dưới chân rừng ngập mặn thu trăm triệu mỗi năm

Thứ ba - 10/03/2015 21:43
Trung tâm Khuyến ngư thuộc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, hơn 2 năm qua, tỉnh Cà Mau có trên 400 hộ dân nuôi thủy sản dưới chân rừng ngập mặn cho thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên.

Đến nay có nhiều người phát triển sản xuất theo mô hình này, với nhiều loài thủy sản được thả nuôi như cá đối, cá chẻm, cá thòi lòi, tôm, cua, ba khía…

 


Nuôi  thủy sản dưới chân rừng vừa giữ được rừng,  vừa cải thiện đời sống người dân.  I.T
Rừng ngập mặn là rừng thuộc hệ nước mặn ven biển, tập trung ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh và Trần Văn Thời, nhưng tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Nếu như tổng diện tích rừng ngập mặn của Cà Mau là 35.000ha thì riêng huyện Ngọc Hiển là 25.000ha.

Rừng ngập mặn chủ yếu là cây đước, cây mắm, cây vẹt. Giá trị của rừng ngập mặn chỉ làm chức năng phòng hộ, chống sạt lở ven biển, cân bằng môi trường thiên nhiên, ngoài ra giá trị kinh tế thì rất thấp.

Trước đây người dân dùng cây đước để hầm than nhưng nay chính quyền địa phương cấm nghề hầm than nên đại bộ phận người dân sống trong rừng ngập mặn gặp rất nhiều khó khăn."Cái khó ló cái khôn", bà con ở đây đã mở ra cách sản xuất mới, đó là tân dụng mặt nước dưới chân rừng thả nuôi các loài thủy sản. Ban đầu bà con nuôi tôm, nhưng nuôi tôm độc canh thu nhập hạn chế nên nhiều hộ đã mở rộng nuôi cua và nhiều loại cá.

Ông Trương Hoàn Đây - nông dân xã Đất Mũi cho biết nuôi cá dưới chân rừng rất đơn giản, chỉ cần be bờ bao để phân biệt ranh giới đất giữa hộ này với hộ khác. Cá giống tự nhiên, nuôi không cần cho thức ăn. Thời gian bắt đầu thả nuôi 3 tháng, sao đó cho thu nhập hàng ngày. Nhờ hình thức sản xuất này, gần đây, cuộc sống của người dân đã bớt khó khăn.

Ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, nhận thấy nghề nuôi thủy sản dưới chân rừng có lợi là giữ được rừng, đồng thời cải thiện được cuộc sống cho một bộ phận người dân ở đây nên chính quyền địa phương khuyến khích sản xuất theo mô hình này.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập470
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm464
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,138
  • Tổng lượt truy cập90,866,531
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây