Học tập đạo đức HCM

Giảm nghèo ở Lâm Hà: Xóa bỏ tâm lý ỷ lại, mong chờ chính sách của Nhà nước

Thứ ba - 20/10/2020 03:39
Với những kết quả bước đầu khả quan trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, trong thời gian sắp tới, Lâm Hà (Lâm Đồng) sẽ tiếp tục tuyên truyền để xóa bỏ rào cản lớn nhất là tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân nghèo vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 - 1,5%/ năm

Lâm Hà là một huyện của tỉnh Lâm Đồng với 14 xã, 2 thị trấn là Đinh Văn và Nam Ban. Với đặc thù đồi núi, có đến 30 dân tộc anh em sống đan xen gồm: K'ho, Mạ, Mơ nông, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm...Vì vậy, công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn đã được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm.

Giảm nghèo ở Lâm Hà: Xóa bỏ tâm lý ỷ lại, mong chờ chính sách của Nhà nước - Ảnh 1.

Phòng Lao Động, Thương binh và Xã hội huyện Lâm Hà tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền về nâng cao, thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo.

Ông Đinh Đức Chí – Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, trên cơ sở hướng dẫn của Tỉnh và Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo, trong đó đề ra mục tiêu giảm nghèo bình quân giai đoạn 2016 - 2020 từ 1 - 1,5% trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 2-3%.

"Hiện nay, tất cả các xã của huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo, tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo là thành viên của các ban, ngành, đoàn thể. Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn phân công cán bộ đảng viên, đoàn thể phụ trách đến từng hộ nghèo. Ngoài ra, các xã đều thành lập Ban giám sát cộng đồng do Mặt trận Tổ quốc chủ trì phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc triển khai thực hiện các hợp phần của chương trình.

Đối với Chương trình 135, được công khai họp dân để phổ biến cho dân biết, dân bàn bạc, dân góp ý, dân thống nhất lựa chọn các hạng mục đầu tư sao cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương", ông Đinh Đức Chí thông tin thêm.

Thay đổi nhận thức của người dân

Giảm nghèo ở Lâm Hà: Xóa bỏ tâm lý ỷ lại, mong chờ chính sách của Nhà nước - Ảnh 2.

Huyện Lâm Hà thực hiện xây dựng và trao nhà tình thương cho một gia đình tại xã Đan Phượng.

Được biết, cuối năm 2019, UBND huyện Lâm Hà đã có 14/14 xã, thị trấn huyện Lâm Hà đã đáp ứng tiêu chí hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 (đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh) và 100 % các thôn đặc biệt khó khăn đáp ứng tiêu chí hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.

Trong 5 năm qua, khi triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương đã góp phần giúp tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo nhanh, bền vững. Đặc biệt, chương trình 135 đã giúp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, giảm khoảng cách về sự phát triển kinh tế giữa các dân tộc và giữa các vùng trên địa bàn huyện, góp phần làm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lâm Hà.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn 2021 - 2025, cần sự góp sức của toàn thể nhân dân. Do đó, trước hết phải xóa bỏ rào cản lớn nhất đối với công tác xóa đói giảm nghèo, đó là tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân nghèo vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề, nhất là dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, thực hiện tốt hơn chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở vùng khó khăn.

Bên cạnh đó, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Tập trung triển khai xây dựng nhanh các công trình trọng điểm; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và tăng giá trị thu nhập cho người lao động.

Theo  P.V/danviet.vn
https://danviet.vn/giam-ngheo-o-lam-ha-xoa-bo-tam-ly-y-lai-mong-cho-chinh-sach-cua-nha-nuoc-20201020095806089.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay24,472
  • Tháng hiện tại112,339
  • Tổng lượt truy cập101,871,882
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây