Theo ông Cao Anh Đương, Quyền chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản lượng đường cả nước niên vụ 2019-2020 là 913.397 tấn, gồm 767.954 tấn đường sản xuất từ mía và 145.443 tấn từ đường thô nhập khẩu.
9 tháng đầu năm nay, lượng đường nhập khẩu tới trên 1 triệu tấn, trong đó 90% là đường Thái Lan.
Đường nhập khẩu với số lượng lớn, cao hơn cả lượng đường sản xuất trong nước, đã tràn ngập thị trường khiến nguồn cung dư thừa trong bối cảnh thị trường thu hẹp dẫn đến giá đường trên thị trường duy trì ở mức thấp, thấp hơn giá thành sản xuất. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.
Niên vụ 2020-2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
So với niên vụ 2019-2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.
Theo báo cáo của các Nhà máy đường dự kiến còn hoạt động trong vụ 2020-2021, kế hoạch sản xuất là 127.446 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến: 7.498.060 tấn, năng suất mía bình quân trên diện tích thu hoạch: 61,77 tấn/ha, chữ đường bình quân 10,10 CCS, sản lượng đường sản xuất 922.989 tấn (đường sản xuất từ mía là762.939 tấn, còn lại là từ đường thô nhập khẩu 160.050 tấn).
Theo Sơn Trang/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/luong-duong-nhap-khau-da-ap-dao-duong-san-xuat-trong-nuoc-d275359.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã