Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Vì sao ở đây phải khoanh vùng nuôi loài cua đỏ này?

Thứ năm - 15/10/2020 21:46
Cua đá hay còn gọi là cua dẹp, cua đỏ. Loài cua đỏ này đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng do sự khai thác tràn lan nhưng thiếu bảo vệ của người dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện Hải dương học Nha Trang, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đang tích cực bảo tồn loài cua đỏ vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá kinh tế cao này, và hướng đến khai thác bền vững.

Quảng Ngãi: Khoanh vùng, bảo vệ nghiêm ngặt việc nuôi loài cua đỏ này để làm gì? - Ảnh 1.

Cua đá còn được người dân Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) gọi là cua dẹp hay cua đỏ. Ảnh: lamdongtv.vn

Khu vực bảo tồn cua đá được thực hiện trên diện tích 500m2 tại đảo Bé An Bình, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). 

Tại khu vực này, chính quyền địa phương đã thả gần 3.000 con cua đỏ giống, mỗi con có trọng lượng từ 30 – 50gram, do ngư dân Lý Sơn khai thác tại hòn đảo này. 

Trong khu vực bảo tồn cua đá có nhiều hang, hốc đá tự nhiên nhằm tạo môi trường cho cua đỏ nơi trú ẩn, sinh sản. 

Cơ quan chức năng đã phối hợp với người dân để trông coi, nghiêm cấm các hành vi khai thác cua đá trong khu vực bảo tồn. Với những giải pháp này, chính quyền địa phương kỳ vọng sẽ bảo tồn và chấm dứt tình trạng khai thác cua đỏ tràn lan của người dân nơi đây. 

Ông Huỳnh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn biển Lý Sơn cho biết, để bảo tồn và phát triển loài cua này, đơn vị đã khuyến cáo người dân không nên khai thác những cá thể cua không đủ tiêu chuẩn về kích cỡ, không nên khai thác những con cua đã mang trứng.

Anh Bùi Văn Thiện, người dân thôn An Bình (đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, cua đá được nhiều người đặt mua để chế biến các món ăn, nên thời gian qua người dân khai thác nhiều, cua ngày càng cạn kiệt. 

Được chính quyền địa phương tuyên truyền, bà con khi đi khai thác chỉ bắt những con cua đá có trọng lượng lớn, không khai thác vào mùa cua đá sinh sản để tạo nguồn lợi dài lâu.

 Cua đá hay cua đỏ là sinh vật biển nhưng sống trên cạn, thân có màu tím sậm, chân dài và càng ngắn, sống trú ẩn trong các hang đá, thức ăn chủ yếu là thảm thực vật. 

Theo người dân địa phương, trước đây cua đá trên đảo khá nhiều, nhưng do sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sử dụng của thương lái, du khách nên người dân đã săn lùng ráo riết loài cua đỏ này.

Do đó, việc bảo tồn loài cua đá là cần thiết bởi nguồn gen cá thể cua đá rất hiếm lại có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để bảo tồn và khai thác bền vững loài cua đr này trước tiên phải có chế tài hợp lý để ngăn chặn việc khai thác cua đá tràn lan.

Cơ quan chức năng huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đang tích cực tuyên truyền, kêu gọi người dân tham gia vào công tác bảo tồn và khai thác cua đá bền vững. 

Theo ông Nguyễn Đình Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), để cua giống sau khi thả ra môi trường tự nhiên có thể sinh trưởng, phát triển tốt, đơn vị tích cực tuyên truyền cho người dân về những lợi ích của việc bảo tồn loài cua đỏ này.

Đồng thời hướng dẫn người dân quy trình khai thác cua đá, thời gian khai thác cua đá, số lượng khai thác…, đảm bảo sản lượng khai thác hàng năm ổn định, nhưng số cua sinh trưởng hàng năm ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của chính những người dân, bởi chính họ sẽ bảo tồn loài cua đỏ nhưng cũng sẽ trực tiếp hưởng lợi từ việc bảo tồn này.

Ông Huỳnh Ngọc Dũng cho rằng, song song với việc tuyên truyền, đơn vị cũng đề nghị cơ quan chức năng địa phương ban hành các văn bản, chế tài xử lý để răn đe các hành vi khai thác cua đỏ không hợp lý. Bởi cua đá dễ khai thác, tiêu thụ nên sẽ có một số người dân lén lút khai thác. Do đó, chỉ có hình thức xử phạt nghiêm minh thì mới hy vọng bảo tồn được loài cua này, nhằm đem lại sinh kế bền vững và lâu dài cho người dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Theo  danviet.vn
https://danviet.vn/quang-ngai-khoanh-vung-bao-ve-nghiem-ngat-viec-nuoi-loai-cua-do-nay-de-lam-gi-20201015231250932.htm


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập344
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm342
  • Hôm nay53,886
  • Tháng hiện tại758,999
  • Tổng lượt truy cập90,822,392
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây