Học tập đạo đức HCM

Giữ thương hiệu làng hương 250 tuổi

Thứ tư - 18/03/2015 04:59
Sau khi xong việc vụ mùa, nông dân làng Quán Hương (thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) lại tất bật với nghề làm hương (nhang).

Nhờ vào bàn tay cần cù, khéo léo cộng với sự tìm tòi, học hỏi, họ đã tạo nên thương hiệu làng hương hơn 250 tuổi nức tiếng xứ Quảng.


Những cụ già làng Quán Hương vẫn còn hăng say với nghề. 

Những ngày này, đặt chân đến đầu làng Quán Hương đã thấy mùi thơm thoang thoảng của bột quế làm hương. Theo các vị bô lão trong làng, nghề làm hương tại đây đã tồn tại 250 năm, trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió người dân vẫn quyết giữ nghề. Đây được coi là nghề chính của nhiều hộ gia đình nhưng cũng có không ít hộ xem việc làm hương như việc tranh thủ lúc rảnh rỗi, nông nhàn, để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của nghề mà cha ông để lại. Từ đứa trẻ cho đến những cụ già, ai ai cũng thuộc nằm lòng quy trình sản xuất các loại hương mang mùi thơm đặc trưng.
 

Ông Võ Tấn Hiếu - Trưởng ban đại diện làng nghề Quán Hương cho biết: “Làng có hơn 100 hộ làm hương với trên 300 lao động. Nhờ vào nghề làm hương mà nhiều hộ gia đình thoát được cái nghèo đeo đẳng nhiều năm”.

Theo ông Hiếu, trước đây người dân làng Quán Hương thường làm hương thủ công theo phương pháp se hoặc nhúng bột lên tăm hương, dần về sau việc sản xuất được người trong làng chuyển dần qua sử dụng bằng máy đạp chân. Năm 2004, làng nghề làm hương được tỉnh Quảng Nam đầu tư quy hoạch, xây dựng cổng làng, nhà truyền thống, đường bê tông liên xóm... để tạo thuận lợi cho việc sản xuất. Hiện nay, hầu hết các gia đình làm nghề đều sử dụng máy điện, giúp tăng năng suất, rút ngắn được nhiều thời gian làm nhưng chất lượng của hương làng Quán Hương vẫn không thay đổi. “Tôi làm việc đồng ruộng và làm hương xen kẽ nhau, nhờ vậy mà cũng đủ tiền để trang trải cuộc sống và nuôi 2 đứa con ăn học. Nghề hương thì nghề của ông cha để lại, có thương hiệu nên mình không sợ mất giá” - ông Nguyễn Đức Phước (43 tuổi) cho hay.


Bà Nguyễn Thị Kim Phượng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hà Lamg
"Quán Hương là làng nghề làm hương truyền thống tại địa phương tồn tại hàng trăm năm qua. Đây không chỉ là nét văn hóa làng nghề mà còn là cần câu giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu."
Nét đặc trưng sản phẩm của làng nghề Quán Hương là bột hương được làm từ 2 hỗn hợp chính: Bột quế được nhập từ vùng đất núi Tiên Phước, Trà My và mùn cưa. Tùy vào phương pháp tinh chế, nhào trộn của từng hộ gia đình mà người làm hương tạo nên các loại hương đặc hiệu cho riêng mình như hương bổi, hương trầm, hương quế... Điểm chung của các loại hương tại đây đều có mùi thơm dễ chịu, tốc độ cháy chậm và không gây hại tới sức khỏe nên rất chuộng khách hàng.

Để duy trì thương hiệu và lưu giữ nghề, tại làng Quán Hương đã có 6 hộ đầu tư máy móc, cung ứng nguyên liệu tại chỗ cho các hộ sản xuất. Trung bình mỗi tháng các hộ này cung ứng 30 tấn tăm hương và 50 tấn bột các loại. Hàng năm, làng nghề Quán Hương sản xuất khoảng 800 tấn hương tiêu thụ khắp thị trường miền Trung, Tây Nguyên và xuất khẩu sang Lào.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại909,567
  • Tổng lượt truy cập90,972,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây