Cùng quan điểm, tôi ủng hộ cách đặt vấn đề của loạt bài “Vì sao nông dânngóc đầu không nổi?” đăng Báo Người Lao Động từ ngày 16-3.
Ngày còn bé, tôi mặc quần đùi đi phun thuốc trừ sâu cho lúa. Khi vừa lên bờ, dưa lê vừa được bón thuốc sâu xong, tôi và mọi người vẫn ăn ngon lành mà không ai sao cả. Nghe bố mẹ nói “thiếu lân, thiếu vôi thì thôi trồng lạc”, tôi chẳng hề hiểu tại sao. Nông dân bây giờ dường như cũng vậy. Họ dùngthuốc trừ sâu, phân bón... nhưng nào biết chúng làm bằng cái gì, mức độc hại ra sao, vì sao phải dùng, dùng như thế nào cho phù hợp?...
Hầu hết con em nông dân nay đều ý thức nỗ lực vào các trường đại học để thoát ly khỏi nông nghiệp. Trường nào cũng được miễn là không phải trở về quê làm nông. Phần còn lại, nam thì đi nghĩa vụ quân sự, làm thợ xây, đào mỏ, làm bảo vệ...; nữ thì chạy bàn, làm osin, buôn bán vặt... Ai cũng tìm mọi cách thoát khỏi nghề nông. Các kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp học xong đều cố tìm kiếm một việc làm nào đó dù có đúng nghề hay không, miễn là không phải trở lại nhà quê. Số ít phải về quê thì tìm mọi cách xoay xở với công việc riêng của mình theo cách manh mún, nhỏ lẻ.
Vậy lực lượng lao động cốt lõi trong nông dân bây giờ là ai, trình độ thế nào, khả năng hấp thụ và truyền đạt ra sao? Họ thực sự là những mảnh đời cơ cực, ít tri thức, nghèo khó. Mong muốn lớn nhất của nông dân là được có dự án về để nhận tiền đền bù đất nông nghiệp, đem chi tiêu cho ngay nhu cầu trước mắt như xây nhà, mua xe; còn công việc nhà nông đã trở thành bắt buộc chứ chẳng mấy ai yêu thích.
Tại sao như vậy?
Chúng ta đã bao giờ nghĩ đến việc đào tạo nhà nông lành nghề, trang bị kỹ năng nhà nông cho họ chưa? Tại sao không tổ chức các trường, các lớp đào tạo nghiêm túc các kiến thức mới tại quê hương của họ? Tại sao không miễn phí và có học bổng cho họ theo mức phấn đấu và năng lực học tập? Tại sao chỉ hoãn, chậm nghĩa vụ quân sự cho sinh viên mà lại không thể hoãn cho con em nông dân để họ tham gia học tập, tìm lấy một nghề lập thân? Bất công quá không?!
Chúng ta đang có quá nhiều thầy mà rất khó kiếm thợ lành nghề. Biết bao nhiêu kỹ sư, cử nhân ngành nông nghiệp đang nhàn rỗi, sao không tận dụng để giải quyết việc này? Nên cho họ cần câu thay vì cho con cá; đừng cho họ vay tiền để tiêu, cho bò để thịt mà hãy cho họ một cuộc đời.
Quan tâm đến nông dân là phải như thành hoàng làng, như ông tổ nghề thì họ mới yêu nghề, mới có tự trọng ngành nghề và khi đó họ mới thực sự phát huy được khả năng bản thân. Chúng ta hãy thử tư duy sâu hơn nữa và hãy tạo một mô hình chuẩn, cho thực nghiệm thật nghiêm túc tại những vùng miền ít ảnh hưởng bởi đô thị hóa và sự khao khát được đền bù đất nông nghiệp xem sao để đánh giá trung thực về ý nghĩa của vấn đề này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã