Nỗi lo… “tát nước theo mưa”
Sau 15 lần giảm giá liên tục, đến chiều 11/3, giá xăng đã được điều chỉnh tăng 1.600 đồng/lít. Đây là lần tăng giá xăng đầu tiên trong năm 2015. Chị Phan Thị Lĩnh (Lộc Hà) lo lắng: “Giá xăng giảm chưa được bao lâu, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi nhiều từ việc giảm giá sâu mặt hàng thiết yếu này thì giờ lại tăng khá nhanh. Kinh nghiệm đi chợ nhiều năm cho thấy, mỗi lần giá xăng dầu tăng là giá cả thị trường lại leo thang. Hiện ở chợ, các mặt hàng cũng “ăn theo” xăng để tăng giá mặc dù mức tăng chưa cao”.
![]() |
"Cú đúp" xăng, điện tăng giá khiến người dân thấp thỏm nỗi lo "tát nước theo mưa". |
Theo khảo sát tại chợ TP Hà Tĩnh, tính đến thời điểm hiện tại, các mặt hàng như rau, củ, trái cây đã rục rịch tăng giá. Chị Nguyễn Thị Mạo - một tiểu thương kinh doanh ở chợ cho hay: “Giá một số loại rau bắt đầu tăng nhẹ từ đầu tuần. Rau xanh tăng 1.000-2.000 đồng tùy loại: rau muống ở mức 5.000-7.000 đồng/bó, rau cần 10.000 đồng/bó; su hào loại to 5.000 đồng/củ, cà chua 10.000 đồng/kg… Giá rau tăng phần lớn do yếu tố thời tiết, mưa nhiều nên rau quả bị dập nát, việc vận chuyển cũng gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, bên cạnh đó cũng do tác động của thông tin tăng giá xăng và điện”.
“Giá điện tăng 7,5% là mức khá cao nên chắc chắn gia đình tôi phải điều chỉnh lại cách dùng điện để tiết kiệm chi tiêu, nhất là khi giá điện, xăng “rủ” nhau tăng như hiện nay” - ông Lê Đức Tam (Thạch Hà) cho hay.
Doanh nghiệp “đau đầu”
Việc xăng dầu và điện đồng thời tăng giá không chỉ ảnh hưởng đến “nồi cơm” hàng ngày của các gia đình mà còn tác động đến tình hình sản xuất của các DN, đặc biệt là DN vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... Chi phí đầu vào tăng trong khi tình hình kinh tế khó khăn nên để đảm bảo sản xuất ổn định và hiệu quả đang là bài toán khó đối với nhiều DN trên địa bàn.
![]() |
Theo khảo sát, các mặt hàng như rau, củ, trái cây tại chợ TP. Hà Tĩnh đã rục rịch tăng giá |
Ông Hồ Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh cho biết: “Công ty chúng tôi hoạt động theo loại hình kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng, dầu. Hiện, giá xăng, dầu chiếm 25-30% chi phí cấu thành của giá dịch vụ vận tải. Do đó, việc giá xăng biến động đòi hỏi sự điều chỉnh phù hợp với thị trường và sự phát triển để đảm bảo lợi nhuận của các công ty. Tuy nhiên, đợt tăng giá xăng, dầu lần này chưa đến mức quá cao để công ty phải tiến hành làm thủ tục thay đổi giá cước ngay mà cần một thời gian để cân đối lại (dự kiến giữ nguyên giá trong tháng 3)”.
Cùng chung tâm trạng, ông Trần Văn Viết - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Viết Hải chia sẻ: “Trong điều kiện chung của nền kinh tế, chi phí đầu vào ngày một tăng trong khi thị trường đầu năm chưa thật sự sôi động nên DN đang gặp khá nhiều khó khăn. Việc “lập cú đúp” tăng giá xăng, điện lần này ảnh hưởng khá lớn đến DN. Với mức tăng 7,5% giá điện và trên 1.600 đồng/lít xăng thì chi phí sản xuất mỗi ngày của cả công ty phát sinh thêm hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, công ty sẽ tiếp tục thực hiện theo bảng giá cũ và tính toán căn cơ đầu vào - ra để cân đối lại mức giá trong thời gian tới”.
“Cú đúp” tăng giá điện, xăng lần này có thể khiến nhiều người dân lo lắng trước tình hình biến động giá cả theo hướng “tát nước theo mưa”. Tuy nhiên, theo đánh giá, mức tăng lần này không lớn và chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình thị trường trong tháng 3/2015.
Thành Chung - Phúc Quang
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh