Học tập đạo đức HCM

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Cấp huyện không nên lập quy hoạch sử dụng đất?

Thứ tư - 01/05/2013 08:59
Trong thời gian qua, việc sử dụng đất còn lãng phí một phần do việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém, không khả thi

Một nội dung được khá nhiều người quan tâm trong dự thảo Luật Đất đai đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhiều ý kiến đưa ra quan điểm cho rằng, đất đai là nguồn lực quý, có giới hạn và là xương máu của ông cha ta từ bao đời để lại. Nên việc sử dụng đất phải được thực hiện một cách triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc sử dụng đất còn lãng phí một phần do việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém, nhiều nơi còn quy hoạch một cách tùy tiện và không khả thi.

Ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội đưa ra dẫn chứng, Hà Nội là một địa phương điển hình của cả nước, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng qua 2 lần kiểm tra của Quốc hội tại Hà Nội cho thấy, quy hoạch thiếu tính khoa học. Còn số liệu báo cáo của UBND TP với Đoàn giám sát của Quốc hội, các kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ thực hiện được 40-45%.

Theo ông Phạm Gia Hải, ủy viên Hội đồng tư vấn về Kinh tế, Quốc hội nên xem xét quy hoạch đất đai trong phạm vi toàn quốc, trong đó có nội dung theo ngành và lĩnh vực. Hiện nay chúng ta đã chia tỉnh nhỏ như ngày trước, chức năng của tỉnh có lẽ nên tập trung vào tăng cường quản lý dân cư. Còn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cũng nên xem xét ở mức độ như thế nào, không nên như tình trạng hiện nay là tất cả các tỉnh đều theo hướng công nông nghiệp, đều có sân bay, bến cảng, sân golf...

“Theo tôi, địa phương không nên làm quy hoạch. Khi Quốc hội đã thống nhất quy hoạch theo quốc gia, toàn quốc, ngành nghề và vùng lãnh thổ thì địa phương nên làm kế hoạch sử dụng đất. Bởi vì theo định nghĩa kế hoạch là chi tiết hóa quy hoạch, như vậy mới đảm bảo tính thống nhất trong vấn đề sử dụng đất đai. Tất cả việc giao đất, cho thuê đất dọc biên giới phải do Quốc hội quyết định. Tất cả những việc sử dụng đất liên quan đến các vấn đề môi trường, di tích, danh lam thắng cảnh quốc gia đều do Quốc hội quyết định”- Ông Phạm Gia Hải đề nghị.

Không nên trao việc lập quy hoạch, kế hoạch cho địa phương

Bà Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam cho rằng, địa phương như tỉnh, huyện không nên làm quy hoạch mà nên quy hoạch vùng để tránh đi những tản mác trong đầu tư và thiếu đi tập trung các nguồn lực. Cần có sự thống nhất giữa Hiến pháp và Luật Đất đai.

GS Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng, nên bỏ quy định liên quan đến lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện. “Các sai lầm trong quy hoạch vừa qua phần lớn là do cấp huyện khá tùy tiện trong việc quy hoạch. Đất đai thuộc nguồn quốc lực quý, có giới hạn nên phải thực hiện trên nguyên tắc triệt để tiết kiệm, có hiệu quả, do đó không nên phân cấp cho cấp huyện thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cùng với đó, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo sự tham vấn của MTTQ trong suốt quá trình xây dựng, trưng cầu dân ý về quy hoạch sử dụng đất, về các dự án đầu tư dự kiến triển khai có trong quy hoạch sử dụng đất. Điều đó đảm bảo sự công khai, công bằng và tránh sự lạm dụng quyền lực của các chính quyền địa phương để lấy đất của dân”.

Theo ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, "vừa qua có tình trạng địa phương nào cũng có quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng từng thời kỳ, từng giai đoạn. Khi hết thời kỳ, giai đoạn đó thì Thủ tướng chính phủ lại phê duyệt lại. Nhưng khi đang triển khai các quyết định này thì các cấp chính quyền địa phương cũng không làm đúng theo quy hoạch, tùy tiện chuyển đổi mục đích. Cho nên trong sửa đổi Luật Đất đai lần này cũng đề cập rất rõ hoặc phải có những văn bản cụ thể”.

Đồng tình với nhận xét việc quy hoạch đất đai trong thời gian qua còn nhiều bất cập, ông Trần Văn Tư, Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam nhận xét, việc tiến hành quy hoạch trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua còn chưa nghiêm túc, dẫn đến nhiều quy hoạch bị vỡ.

Ông Tư cho rằng, mỗi tấc đất ông cha ta để lại đều là xương, là máu nên phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vậy quy hoạch trong Luật phải rất chặt chẽ. Hiện nay đang quy định đến cả cấp huyện, cấp xã đều có quy hoạch. Vậy những cấp này khi đã quy hoạch thì nó có đồng bộ với quy hoạch của cấp tỉnh và Trung ương. Phải có điều kiện nào đó, chưa có sự ràng buộc của các quy hoạch với nhau.

Theo ông Tư, trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, chúng ta chỉ quy hoạch phần “cứng” cho phát triển kinh tế, còn phần phát triển xã hội chưa quan tâm. Do đó trong quy hoạch sắp tới, quy hoạch phát triển kinh tế phải kèm theo quy hoạch phát triển xã hội,  trong các khu công nghiệp phải kèm theo phát triển nhà ở cho công nhân lao động, hạ tầng xã hội cho họ. “Nếu trong Luật không quy định thì đến 20 năm sau vẫn chưa thực hiện được. Vậy thì Nghị quyết Trung ương về cải thiện đời sống giai cấp công nhân liệu có đi vào cuộc sống?”- Ông Tư trăn trở.

Ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội đề nghị Điều 34 về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên thêm một khoản “Đảm bảo tính khoa học, ổn định, thống nhất và khả thi”. Sở dĩ cần bổ sung nội dung này là để nhằm yêu cầu khi làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì phải đảm bảo tính khoa học, không tùy tiện hay làm theo cảm tính. Quy hoạch, kế hoạch phải có sự thống nhất giữa các ngành, các cấp, đảm bảo tính ổn định và có tính khả thi./.

Điều 41. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

 

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

 

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 

3. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

 

4. Trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện cơ quan có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân theo quy định của Chính phủ.

 

 

 

Minh Hòa/VOV online
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,269
  • Tổng lượt truy cập90,882,662
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây